Học nghề đã thay đổi cuộc đời 3 phụ nữ này thế nào?

tháng 10 29, 2017

Học nghề đã thay đổi cuộc đời 3 phụ nữ này thế nào? - Ảnh 1.

Megan Love và Tina Brinkworth - Ảnh: Telegraph

Họ đã làm điều đó ra sao?

Luôn tìm lối đi mới

Hồi những năm 1980, cha mẹ Tina Brinkworth muốn cô trở thành thợ làm tóc và tỏ ra "bối rối" khi cô chọn học nghề kỹ thuật tại xưởng sửa chữa và đóng tàu Devonport ở Plymouth và trở thành một trong hai nữ nhân viên hiếm hoi tại "đội quân" 90 người này.

Ba mươi năm sau, với một loạt thành công trong các vai trò quản lý dự án, lên kế hoạch và hỗ trợ đấu thầu - cùng với tấm bằng MBA, Brinkworth vẫn gắn bó với công ty và vẫn tiếp tục yêu thích những gì mình đang làm. Và dĩ nhiên, cha mẹ cô không thể tự hào hơn.

Với vai trò là giám đốc thay đổi, nhiệm vụ hiện tại của cô là phát triển những chương trình thay đổi liên quan tới văn hóa, dẫn dắt một chương trình nâng cao khác của STEM hướng tới các trường trong vùng và nâng cao ý thức của cộng đồng về các nghề kỹ thuật.

Song song đó, cô cũng dành thời gian giúp thiết lập, và giờ đây là chủ tịch mạng lưới phụ nữ đầu tiên của công ty này.

"Dù tôi đã gắn bó với Devonport trọn cả đời, nhưng tôi không thích gì hơn việc tìm ra những lối đi mới đầy thử thách và làm mọi thứ theo một cách khác, ngay cả khi tôi được bảo rằng điều đó là không thể", cô cho biết.

"Việc khoảng 1/3 thanh niên không biết ngành kỹ thuật là gì và thường cho rằng nó chỉ dành cho nam giới là một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi".

Dù nhận được rất ít thông tin nghề nghiệp về lĩnh vực kỹ thuật khi còn đi học, nhưng tài năng thiên bẩm của Brinkworth ở môn toán và vật lý cùng với nỗ lực tự nghiên cứu đã thuyết phục cô rằng lĩnh vực này là hoàn toàn phù hợp với mình.

Khi cô tham gia vào Babcock lúc 17 tuổi, số lượng nhân viên học việc nữ chỉ chiếm 1% đầu vào, và năm ngoái con số này đã tăng lên 6%. Với 70 hồ sơ cho 105 vị trí tại Devonport trong năm nay là từ ứng viên nữ, công ty này đang hi vọng rằng tỉ lệ này sẽ còn tăng thêm nữa.

Thắng mọi chướng ngại bằng khéo léo

"Cách đây 3 thập kỷ, những vị trí dành cho các nữ học việc thường phụ thuộc vào việc có sẵn... nhà vệ sinh nữ hay không. Tệ hơn nữa là thiết bị bảo hộ cá nhân chỉ gồm những bộ quần áo bảo hộ có kích cỡ dành cho nam giới, giày thì cồng kềnh và không thoải mái", Felicity Knell, người sắp kỉ niệm 20 năm gắn bó với Babcock, nhớ lại.

"Tôi lúc nào cũng như con trai, chỉ thích ngồi chơi với đám bạn trai tại trường, và như gia đình tôi kể lại, Giáng sinh nào cũng thấy tôi tháo đồ chơi mới ra và ráp lại. 

Tôi không phản ứng gì khi được giao cho một tủ đựng đồ trong phòng thay đồ nam suốt thời gian học việc ở Babcock, nhưng 4 năm sau, một cô gái mới đến, than phiền rằng những sắp xếp đó là không thể chấp nhận được và từ đó trở đi, mọi chuyện bắt đầu thay đổi", cô kể lại.

Hiện tại là người lãnh đạo đội ngũ khảo sát năng động và là "sếp" của 3 đồng nghiệp nam, Knell chịu trách nhiệm lên các con tàu và thu thập dữ liệu về những vụ sửa chữa cần thiết. 

Những vai trò trước đây của cô gồm giám đốc chuyên môn (cô là người phụ nữ đầu tiên tại Babcock đảm nhận vị trí đó) và kỹ sư hỗ trợ cao cấp.

Học nghề đã thay đổi cuộc đời 3 phụ nữ này thế nào? - Ảnh 2.

Felicity Knell - Ảnh: Telegraph

Giờ đây, ở độ tuổi 37 và đã đổi tử màu xanh của bộ đồ bảo hộ lao động sang màu trắng của dân văn phòng, Knell tin rằng 10 năm "gắn bó với búa, kềm" là rất quan trọng trong việc xây dựng sự tín nhiệm.

"Dù có chơi thể thao, tôi thỉnh thoảng vẫn gặp vấn đề trong việc nâng nhấc các vật nặng, nhưng tôi phát hiện ra rằng bằng cách khéo léo cũng có thể vượt qua bất kì chướng ngại vật nào", cô chia sẻ.

"Tôi luôn thích tình đồng đội khi làm chung với đồng nghiệp nam, nhưng đối với bất kỳ phụ nữ nào trong một môi trường đa số là nam giới, biết những gì mình đang làm và có thể thể hiện nó là rất quan trọng".

Công việc đã đưa Knell đến Oman, Bahrain, Barbados và Malta, và dù có một lịch khá dày dành cho thể thao ngoài giờ làm việc, trong đó có tham gia chạy marathon ở mọi châu lục, nhưng cô vẫn tìm được được thời gian cho vai trò đại sứ STEM.

"Nhiều trẻ em hiện vẫn còn ‘mù mờ’ về những gì chúng tôi làm tại xưởng đóng tàu này, nhưng ý thức chắc chắn đang được tăng lên ở các bé gái. 

Ngày nay, chuyện phụ nữ làm việc ở khắp nơi trong công ty Babcock đã trở nên bình thường, và khi tôi so sánh sự cân bằng giới tính của ngày nay với cách đây 20 năm, rõ ràng rằng công ty này đã tiến một bước dài".

Học việc là lựa chọn hoàn hảo

Megan Love, người lúc đầu dự định trở thành thợ sửa ống nước hoặc thợ điện, đã hoàn tất 4 năm đào tạo tại Babcock cách đây vài tuần và giờ đây ở độ tuổi 21, cô đang hướng tới tương lai.

"Là một thợ lắp ráp đầy đủ năng lực, tôi hiện đang làm trong khu phức hợp lắp ráp tàu ngầm và trong tương lai có một số hướng quan trọng mà tôi có thể phát triển thêm. 

Tôi có thể học lên cao và lấy bằng kỹ sư bán thời gian, với sự tài trợ học phí từ công ty - hoặc có thể theo hướng làm trong công đoàn, cũng rất hấp dẫn", cô nói.

Với việc gần đây trở thành một đại diện công đoàn, có trách nhiệm về sức khỏe, sự an toàn và những vấn đề chung tại nơi làm việc cũng như phúc lợi dành cho nhóm học viên học việc mới nhất, Love thấy không thiếu sự chọn lựa dành cho mình.

"Tôi đã nghĩ đến việc học để trở thành một kỹ sư kiểm thử và cũng đang xem xét việc học nghề sửa ống nước trong thời gian rảnh, nhưng cho dù điều gì xảy ra trong tương lai đi nữa, học việc tại Babcock là chọn lựa hoàn hảo đối với tôi", cô chia sẻ.

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://tuoitre.vn/hoc-nghe-da-thay-doi-cuoc-doi-3-phu-nu-nay-the-nao-20171030081359143.htm
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...