Tranh cãi chuyện học sinh 7 tuổi bị còng tay giữa trường ở Mỹ

tháng 1 30, 2018

Tranh cãi chuyện học sinh 7 tuổi bị còng tay giữa trường ở Mỹ - Ảnh 1.

Hình ảnh cậu bé bị còng tay và dẫn đi giám định tâm thần trong bệnh viện - Ảnh chụp màn hình

"Tôi biết con tôi làm sai và nó nên bị trừng phạt. Nhưng những gì cảnh sát làm sau đó thật không thể tin được", ông Rolando Fuentes - cha của học sinh nói trên, nói với đài NBC. Danh tính của con ông được giữ kín.

Đây đã là lần thứ hai trong vòng 3 tháng, con của Fuentes nổi loạn và buộc phải nhờ đến cảnh sát can thiệp. Trong khi gia đình Fuentes tin rằng thằng bé chỉ là nạn nhân của việc bị bắt nạt trong lớp, hành động của cảnh sát đối với con họ hôm 26-1 đã khiến tất cả bị sốc.

Cậu bé đã bị còng tay ngay trong trường, bị dẫn giải ra ngoài, tống lên xe đặc chủng trước khi được đưa tới bệnh viện để giám định tâm thần. 

"Con tôi không phải đứa thần kinh. Rõ ràng đã có gì đó sai sai trong vụ việc", đài NBC dẫn lời gia đình cậu phủ nhận.

Theo báo cáo của trường học, cậu học sinh 7 tuổi đã túm tóc cô giáo, đấm bùm bụp liên tiếp vào lưng sau khi bị la rầy là không nên lấy đồ ăn làm đồ chơi. Giáo viên sau đó đã cố gắng khống chế nhưng cậu vẫn tiếp tục đánh cô này trước khi cả hai cùng ngã nhào ra sàn.

Camera an ninh đã ghi lại toàn bộ sự việc trên nhưng mất vài ngày sau sự việc nhà trường mới công bố. Thực tế, nó đã bị rò rỉ ra bên ngoài và được chia sẻ trên mạng xã hội từ trước. Các chuyên gia tâm lý đã vào cuộc, cho rằng hành động của cảnh sát sẽ để lại chấn thương tâm lý cho cậu bé.

Báo cáo của trường học nói họ đã liên hệ với phụ huynh sau đó. Trong khi người mẹ không muốn cảnh sát đối xử với con theo Đạo luật Baker của bang Florida, người cha đã đồng ý bởi không muốn con mình bị bắt.

Đạo luật Baker cho phép lực lượng thực thi pháp luật khống chế và đưa đối tượng quá khích đến bệnh viện để giám định tâm thần. Trong năm tài khóa 2015-2016, tổng cộng đã có gần 32.000 trẻ em trên khắp bang Florida bị đưa đến bệnh viện giám định tâm thần theo đạo luật Baker nhưng việc bị khóa ngược tay kiểu dành cho tội phạm như trên là rất hiếm.

Cảnh sát thừa nhận họ đã phải hành động để bảo vệ sự an toàn của cậu bé và những người xung quanh - một lời xoa dịu những chỉ trích xung quanh chuyện còng tay cậu.

"Những cảnh sát đầu tiên đến hiện trường phải hành động rất nhanh, dứt khoát trong lúc có rất ít thông tin và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó không phải là việc dễ dàng gì", bà Martha Lenderman - một trong các tác giả của đạo luật Baker, phân trần.

Hồi năm 2015, cảnh sát bang Michigan đã phải lên tiếng xin lỗi công khai sau khi còng tay một cậu bé da màu 7 tuổi tại trường tiểu học.

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam https://tuoitre.vn/tranh-cai-chuyen-hoc-sinh-7-tuoi-bi-cong-tay-giua-truong-o-my-20180130152650083.htm
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...