Giữ xe cho quán cà phê, chuyện tưởng nhỏ mà lớn "không tưởng"!

tháng 6 01, 2018

Giữ xe cho quán cà phê, chuyện tưởng nhỏ mà lớn "không tưởng"!

Kinh doanh cà phê là nghề kinh doanh về dịch vụ, mà dịch vụ thì phải tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều quán cà phê đã vô tình hay cố ý lại có những cách xử lý việc trông, giữ xe không tốt làm khách hàng đến một lần và không quay lại nữa.

Chỗ trông xe cho quán cà phê, vấn đề không nhỏ của người kinh doanh cà phê

Đa phần khách hàng đi cà phê đều mang theo phương tiện cá nhân là xe máy. Đây là thói quen thường nhật và rất cơ bản. Khi đến một quán cà phê nhưng gặp khó khăn trong việc giữ xe, nhiều bạn sẽ có xu hướng tìm đến một địa điểm khác nhiều hơn.

Việc gửi xe ở các thành phố nhỏ, địa phương khác thì không phải là một vấn đề lớn vì khoảng không gian thoải mái hơn. Ở các thành phố lớn, mặt bằng kinh doanh vốn đã khó kiếm, nhưng địa điểm gửi xe cũng khó kiếm không kém. Khi xe máy là phương tiện lưu thông phổ biến thì việc tìm cho khách hàng một nơi để xe cũng đáng quan tâm.

Đầu tư một quán cà phê ở một quận trung tâm thành phố. Bình tin rằng quán cà phê của mình sẽ là nhanh chóng có khách và sinh lời. Chuyện chẳng có gì phải bàn cho khi đến ngày khai trương, Bình mới tá hỏa khi phát hiện địa điểm mình thuê không có chỗ “để xe cho khách”.

Giữ xe cho quán cà phê, chuyện tưởng nhỏ mà lớn không tưởng! - Ảnh 1.

Bình chia sẻ: “Khách đến có xe máy mà phải chạy quanh tìm chỗ gửi thì ai còn muốn vào nữa”. Sau đó, Bình cũng lần mò xung quanh và cũng kiếm được một bãi gửi xe, tuy nhiên việc đi gửi xe ở một địa điểm và đi bộ một quãng xa như vậy khiến khách hàng không thích điều đó.

Hoàng (Gò Vấp) thì là một trường hợp khác, khi lên dự trù kinh doanh, Hoàng đã nhìn ra vấn đề bãi gửi xe quá nhỏ, sẽ không chứa được tất cả xe của khách hàng. Vì vậy, Bình đã thương thảo với người chủ bãi xe gần đó là khi khách hàng vào thì người chủ bãi sẽ thu một phí gửi xe nhất định. Thực tế khi khách hàng tới thì vẫn không sao, nhưng đến lúc ra lấy xe thì lại khó chịu khi phải trả thêm tiền gửi xe. Điều làm cho khách hàng có cảm giác phải trả tiền hai lần cho một dịch vụ vậy. Họ chỉ đi uống cà phê nhưng giờ vừa phải trả tiền cà phê lại còn cả tiền giữ xe nữa.

Vấn đề giữ xe cho quán cà phê ở các thành phố lớn không phải là bài toán hiếm. Nếu đây là một tình huống bất khả kháng thì hãy xử lý nó một cách tinh tế hơn. Để khách hàng không cảm thấy khó chịu.

Những ông chủ quán cafe cần lưu ý điều gì?

Khi mở quán cà phê, bạn cần tìm kiếm mặt bằng có thể cho khách hàng gửi được xe được. Thói quen đi cà phê ở việt nam chủ yếu là xe gắn máy và đây cũng là một tài sản có giá trị, nên khi đến một địa điểm mà việc gửi xe tạo cảm giác không an toàn, khách hàng thường sẽ chọn cách bỏ đi nhiều hơn.

Xác định số lượng xe mà địa điểm của bạn có thể đáp ứng. Nếu có thể đảm bảo được thì điều đó rất tốt, còn nếu không thì nên dự trù thêm một số bãi giữ xe gần địa điểm thuê đề phòng trường hợp quá tải. Lưu ý, không nên để khách hàng trả tiền hai lần, thay vào đó hãy cộng tiền gửi xe vào tiền nước, và xem tiền nước như là tiền trọn gói để khách hàng không cảm thấy khó chịu khi phải trả tiền hai lần.

Khi kinh doanh cà phê, bạn cũng nên cần đặt mình vào vị thế của khách hàng. Chúng ta điều hiểu rằng khi vào kinh doanh cà phê thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, kèm theo đó thì còn có những dịch vụ không thực sự hoàn hảo nhưng bạn cần phải có cách xử lý tinh tế hơn. Mục đích chính là để khách hàng cảm thấy hài lòng, đừng để khách hàng đã có cảm giác không tốt ngay cả khi chưa vào quán của bạn.

Lê Nhật Luân

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/giu-xe-cho-quan-ca-phe-chuyen-tuong-nho-ma-lon-khong-tuong-2018060116194372.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...