Cái ghế

tháng 7 01, 2018

Cái ghế - Ảnh 1.

Minh họa Đặng Hồng Quân

Nhưng cái ghế không ở trong văn phòng, mà bị vứt ra bên ngoài căn nhà cổng đen, đứng chung với mấy túi rác màu đen. Dì Tư nhìn thấy nó lúc quét lẹt xẹt dọc con hẻm vào sáng sớm. 

Ban đầu, dì ngờ rằng người trong nhà đó đang dọn dẹp đồ đạc, họ đưa cái ghế ra ngoài để tạm, lát nữa đem vào. Nhưng một hồi nhìn lại, dì thấy cánh cổng sắt sơn đen vẫn đóng chặt, cái ghế vẫn chôn chân tại đó. Chắc họ bỏ, dì đoán, rồi bước tới nhìn cái ghế. 

Nó còn tốt, người ta bỏ thì mình lấy thôi. Dì kéo cái ghế về phía cuối xóm, cố ý ấn mạnh cho năm bánh xe quẹt xuống nền hẻm phát ra tiếng lột rột, xem có ai chạy ra đòi lại không.

Không có, vậy là họ bỏ nó thật rồi.

Dì nhìn kỹ cái ghế, thầm thắc mắc: nó còn dùng được, sao lại bị vứt đi? Nhìn thêm chút nữa, dì Tư thấy nó thiếu thiếu một thứ gì… À, lưng ghế! Thì ra nó mất chỗ tựa nên bị quẳng đi. Đời, cũng phải có lý do, chứ đâu phải khơi khơi mà một thứ đẹp đẽ như vầy trở thành rác rưởi. Nhưng rác của người ta vào tay dì Tư sẽ khác.

Dì không ngồi lên ghế, chỉ đặt nó trước cửa quán. Cái quán cóc trong xóm lao động với chiếc kệ nhỏ sắp vài chai nước ngọt, hơn chục cái ly, một bàn gỗ cũ dùng pha cà phê, một thùng nước đá và bếp gas mini đang đun nước. Chỉ vậy thôi, mà là nguồn sống của dì, cũng là chỗ cà kê dê ngỗng của nhiều người trong hẻm.

- Ha a a! Quán dì Tư bữa nay có ghế mới ta!

Tiếng thằng Ngao. Và nó đặt mông lên ghế, xoay xoay, thấy thư thái hết sức sau mấy cuốc xe chở thịt heo từ lò mổ về giao cho mấy bà trong chợ. Ngao gọi một ly đen đá như mọi khi, tận hưởng cái nhún người trên ghế. Bất chợt gã nhấp nhổm như ngồi phải gai vì dì Tư nhắc: "Ly này là sáu ly rồi nghen mậy, bữa nay trả tao à!". Ngao đứng bật dậy, hút cạn nước, đặt cạch cái ly xuống bàn:

- Bữa sau tui trả hết.

Dì Tư nhăn nhó, tiện tay phất cái giẻ lau lên mặt ghế như đuổi tà. Ngao bực bội la hét:

- Phủi phủi phủi cái gì, ghế đó tui đếch thèm ngồi nữa!

Dì Tư căng mặt lên, mới sáng sớm gặp thằng cà chớn, hứa ngang kiểu đó dám chừng tiền thiếu mình nó quỵt luôn.

Kẻ thứ hai phát hiện ghế - mới là con bé Quắn, sáu tuổi, cháu dì Tư. Nó lèo nhèo kỳ kèo khi mẹ dựng nó dậy đi học. Vậy rồi lúc bước ra cửa, nhìn thấy cái ghế, mắt nó sáng lên:

- A a a… Ngoại Tư có ghế mới!

Nó đánh phịch mông xuống mặt ghế, co hai chân lên, xoay xoay… trượt trượt… Cơn say ngủ tan biến sạch sanh. Mẹ nó giục lần nữa, rồi lần nữa, nó mới đứng lên đeo cặp. Thấy con Quắn phụng phịu tiếc cái ghế, mẹ nó dỗ dành: "Ráng học đi, mơi mốt được ngồi ghế xoay trong văn phòng máy lạnh cho sướng".

Quán cóc của dì Tư không đông khách, cứ lác đác vậy thôi, người này đứng lên lại có người khác trám vào, mà hôm nay ai cũng chú ý ghế - mới. Ông già Năm mới đầu ngồi ghế cũ, nhìn qua ghế - mới một lúc như bị thôi miên. Rõ ràng ông thấy nó thiếu thiếu cái gì, nhưng chưa nghĩ ra là cái gì. Ông hỏi trỏng:

- Ghế này ở đâu ra vậy?

- Mới lụm được - dì Tư đáp.

- Để đây hổng hạp - già Năm nhận xét.

Dì Tư không góp chuyện vì bận rửa mấy phin cà phê. Già Năm ngồi ngó trời ngó đất một hồi, uống hết ly đen đậm rồi đứng lên móc tờ năm trăm ngàn đồng. Dì Tư giãy nảy:

- Gì mà sáng sớm đưa tờ bự dữ, ông già?

- Con gái út mới cho.

Dì Tư thầm công nhận ông già may mắn, tuy hai thằng con trai lo tranh chấp đất đai to tiếng với cha hoài, nhưng bù lại được cô út thảo hiền, tuần nào cũng ghé thăm cha. Dì lục lọi túi trên túi dưới tìm tiền thối. 

Có vẻ tờ năm trăm ngàn làm khó bà chủ quán, dì tặc lưỡi mấy lần, nói:"Chờ chút nghen ông già", rồi chạy biến vào trong. Vậy thì đứng chi cho mỏi chân, già Năm ghé ngồi tạm cái ghế - mới. Già rón rén lắm, vì hơi ngán mấy bánh xe, lỡ nó trượt một phát té như chơi, mà xương cốt già thì không cho phép té dù là nhẹ nhất. 

Nhưng kỳ thực cái ghế này khiến già muốn ngồi thử, chỉ một chút thôi. Vậy mà bà chủ quán lục lọi tiền thối lâu quá, nên một chút thành ra hai chút, ba chút… Tại bả, già Năm khẳng định, chứ già đâu có cố ý ngồi cái ghế này lâu, mất công tụi nhỏ nó nói già mà ham.

Gần trưa, có người mẹ trẻ trong xóm "vật lộn" với chuyện đút con ăn. Phát hiện cái ghế, chị đặt đứa bé ngồi lên đó, trượt tới trượt lui cho nó cười nắc nẻ, cho nó chịu há miệng ra "ùm"… Hết chén cháo, chị ta cười rạng rỡ như vừa lập kỳ tích. Nhưng dì Tư thấy chả hay ho, cái ghế không có lưng tựa, đứa bé suýt té ngửa nếu dì không kịp chụp lại. Rõ ràng cái ghế này không hợp với trẻ đang tập đi.

Chiều muộn, một cậu sinh viên dọn đồ đến phòng trọ cạnh quán cóc của dì Tư. Thấy cái ghế, cậu hỏi mượn, chất mấy túi sách nặng lên đó, rồi đẩy từ đầu hẻm vô phòng trọ như đẩy xe cút kít. Dì Tư vui vui vì cái ghế cũng được việc quá.

Rất tối, dì đóng cửa quán. Trong nhà chật chội nên dì để ghế - mới ở bên ngoài. Sáng ra, nó biến mất. Dì Tư rảo bước từ cuối hẻm về đầu ngõ, lăm lăm tìm mà chả thấy ghế đâu, chống nạnh hỏi đổng:

"Cái ghế tao lụm về cho cả xóm xài, đứa nào cướp làm của riêng vậy hả?".

Thừa ra một người Thừa ra một người

TTO - Ông Vũ mất. Vườn nhà chia đôi. Bếp lửa chia đôi. Bà Vũ sống một mình ở ngôi nhà ba gian được cất từ hồi ông bà lấy nhau. Đồ rằng một số vật liệu để xây dựng ngôi nhà do ông bà cụ kỵ để lại.

Mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách một năm

TTO - Đó là con số được đưa ra tại hội thảo quốc gia về xây dựng văn hóa đọc và phát triển mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học diễn trong 2 ngày 29 đến 30-6, tại TP Đà Nẵng.

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam https://tuoitre.vn/cai-ghe-2018070111084176.htm
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...