Streamer trên YouTube có thể dắt túi cả trăm triệu/tháng bằng những con đường nào?
tháng 7 02, 2018Kể từ khi YouTube và ngành công nghiệp livestream lên ngôi, việc chúng kiến tên tuổi các streamer trở nên nổi tiếng ầm ầm và kiếm hàng chục nghìn USD/tháng, hay thậm chí cả chục triệu USD/năm đã không còn là điều hiếm gặp.
Thế giới nổi nhất có PewDiePie - đồng thời là YouTuber có nhiều subscriber nhất - Việt Nam thì có PewPew, ViruSs... được biết đến nhiều đặc biệt vì cách tương tác, xây dựng thương hiệu gần gũi với cộng đồng mạng.
PewPew đã trở nên một cái tên không còn xa lạ với nhiều người.
Nếu đã quen tiếp xúc với Internet và mạng xã hội thì ít nhiều bạn cũng được nghe nói qua về việc kiếm tiền trên YouTube. Thế nhưng thực ra view không phải thứ tồn tại duy nhất để làm nên những con số mơ ước về thu nhập kia trên YouTube đâu!
Streamer làm gì kiếm được cả trăm triệu/tháng?
Các tài khoản đăng ký và đủ điều kiện tham gia chuơng trình đối tác (Partner) của YouTube sẽ có quyền kiếm tiền, bao gồm việc phải đảm bảo một số lượng follower/giờ xem nhất định và những cam đoan kèm theo.
Có rất nhiều streamer coi việc livestream và làm video là công việc chính hàng ngày, toàn thời gian của mình. Biết tận dụng và khai thác đúng cách, họ hoàn toàn có thể kiếm đủ tiền để sống và thậm chí còn chạm ngưỡng mơ ước của nhiều người nếu nhiệt tình hết mình gây dựng được tiếng tăm đủ lớn.
Có 5 con đường chính để một streamer trên YouTube kiếm tiền:
Người theo dõi (Subscriber)
Đây là nguồn doanh thu chính mà các streamer nhắm đến. Nhiều subscriber đồng nghĩa với nhiều view cốt lõi, chưa kể họ hoàn toàn có thể giúp chia sẻ rộng rãi video của mình đến bạn bè và ngày càng mở rộng số lượng người theo dõi kênh.
Ngoài ra, có một cộng đồng lớn ủng hộ cũng góp phần khiến YouTube tự ưu tiên kênh lên đầu danh sách gợi ý liên quan dành cho những ai chưa biết đến. Càng nhiều view, độ nổi tiếng của video càng tăng và tiền kiếm được theo điều khoản hợp đồng đối tác với YouTube cũng tỷ lệ thuận theo.
PewDiePie - ông hoàng YouTube với hơn 63 triệu subscribers.
Quyên góp (Donation)
Sau subscriber thì donation là nguồn thu nhập lớn thứ 2. Tùy vào độ hâm mộ và yêu thích dành cho các streamer thần tượng cũng như chất lượng video của họ được đánh giá tốt và có độ hài lòng cao, người xem có thể hào phóng "donate" tiền theo link đính kèm để hỗ trợ họ có thêm nguồn lực phát triển kênh hơn nữa, phục vụ cộng đồng mạng.
Quảng cáo, tài trợ
Đây cũng là khía cạnh khá quen thuộc trên nhiều nền tảng mạng xã hội xung quanh. Việc liên kết với các nhãn hiệu khác, đứng tên đại diện quảng cáo cho họ cũng được nhiều người săn đón để có được nguồn thu nhập mơ ước.
Đó là lý do vì sao giao diện livestream/video trên YouTube của một số người đã được thiết kế sẵn với các khoảng trống để đặt logo của nhà tài trợ và quảng cáo.
Bán hàng tự chọn
Nếu có duyên và "máu" kinh doanh của mình, một streamer thông minh có thể tận dụng tên tuổi của mình để tự bán những món được giới thiệu trong các video, đôi khi là kèm theo các chương trình trúng thưởng khác. Đó sẽ là một lợi thế rất lớn một khi thành công và thuyết phục được nhiều fan.
Các mạng xã hội khác
Tại sao lại là các nền tảng khác? Một công đôi việc, các streamer có thể lập một page Facebook tương đương và up lại chính những video trên YouTube của mình lên đó để phục vụ lượng người xem quen thuộc với Facebook.
Với danh tiếng có sẵn, cộng thêm việc tự giới thiệu kênh mới trên Facebook của mình cho những ai thấy hứng thú, họ hoàn toàn có thể làm luôn một "partner" của Facebook và kiếm tiền từ đó song song.
Bên cạnh YouTube, vẫn còn một "mỏ vàng" nữa dành cho các streamer
Gần giống YouTube, Twitch là một dịch vụ Internet cho phép xem hoặc tự đăng, phát các video của mình lên kênh cá nhân.
Ra đời vào năm 2011, ban đầu Twitch nổi lên là nền tảng cho các video liên quan đến game và giải trí, nhưng rồi nhanh chóng thu hút được một bộ phận lớn người tham gia trên toàn diện nhiều lĩnh vực như âm nhạc, talk show, truyền hình, nghệ thuật...
Số người dùng thường xuyên mỗi tháng trên Twitch là hơn 2 tỷ người, ngang ngửa thành tích của Facebook.
Twitch cũng là một nền tảng được cộng đồng mạng quốc tế tìm tới rất nhiều.
Vậy điểm khác biệt để làm nên đặc trưng của Twitch tách rời so với YouTube là gì? Đó chính là cách thức hoạt động của việc đăng và phát video - nguồn cung cốt lõi về dịch vụ trên Twitch.
Giao diện sử dụng được thiết kế phục vụ toàn phần cho mục đích livestream là chính, với các chức năng tương tác trực tiếp với khán giả theo thời gian thực, đa dạng và cầu kỳ hơn bất cứ một nền tảng livestream nào khác.
Ngoài ra, cách xây dựng tính năng trang web cũng ngày một lồng ghép theo dạng mạng xã hội hơn, đầy đủ những nút Like, share, viết status và cả gửi tin nhắn riêng nữa.
Một lý do nữa góp phần thúc đẩy nhanh sự phổ biến của Twitch bắt nguồn từ cộng đồng chơi game đầu tiên, đó là việc phát triển những app cho đầy đủ toàn bộ nền tảng như iOS, Android, Xbox, PlayStation và hàng tá cái tên khác.
Cuối cùng, chính sự đơn giản, nhanh gọn nhẹ cũng là yếu tố lấy lòng người xem khi mọi thứ đều miễn phí, thậm chí chẳng cần đăng nhập cũng xem ngay được.
Làm livestream video để kiếm tiền có thể nghe thật mơ ước và nhàn hạ, nhưng không ai thành công mà không phải bỏ ra cả tấn công sức đầu tư cho sản phẩm của mình cả. Chưa kể, mọi thứ liên quan đến chất lượng video và tần suất tương tác tốt phải luôn được đảm bảo ổn định thì mới giúp duy trì danh tiếng lâu dài cho kênh.
Đây là công việc phục vụ đời sống tinh thần và giải trí cho hàng nghìn, có thể là hàng triệu người, cho nên "Tưởng không khó nhưng mà khó không tưởng" đấy nhé!
Trí thức trẻ
from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/streamer-tren-youtube-co-the-dat-tui-ca-tram-trieu-thang-bang-nhung-con-duong-nao-20180702114608968.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre
0 nhận xét