Thần tượng của Bill Gates là ai?
tháng 7 24, 2018Trong một bài viết trên trang cá nhân, Gates đã gọi doanh nhân xã hội này là một vị anh hùng đã "tạo nên những khác biệt trên thế giới " bằng những gì cô ấy đã làm.
Rosling Rönnlund là nhà đồng sáng lập của Gapminder, là một "fact tank" có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, hoạt động với mục đích đấu tranh "loại bỏ những quan niệm sai lầm" trong việc sử dụng dữ liệu toàn cầu. Cô cảm thấy việc thành lập tổ chức này là rất thiết yếu. Cùng với chồng, Ola và bố chồng mình (trước từng là một nhà thống kê người Thụy Điển, là bạn của Bill Gates ), ông Hans Rosling, đã thành lập tổ chức sau khi họ xác định được rằng trong kiến thức chung của phần lớn mọi người đều có những khoảng trống "mang tính hệ thống."
Rosling Rönnlund cho hay: "Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng nhưng quan điểm về thế giới của mọi người lại không thể bắt kịp với dữ liệu."
Năm 2017, trong một cuộc khảo sát thực hiện với 12.000 người tại 14 quốc gia giàu có và dân trí cao nhất thế giới, họ đặt ra 12 câu hỏi về những xu hướng toàn cầu phổ biến, nhưng trung bình số câu trả lời đúng chỉ là 2.
Câu hỏi đó là:
Hiện tại, thế giới có 7 tỷ người đang sinh sống. Hình ảnh nào minh họa cho những nơi con người đang sinh sống? (Mỗi hình nhân tượng trưng cho 1 tỷ người)
Nhìn chung, kết quả này cho thấy một hình ảnh về toàn cầu bi quan hơn nhiều so với thực tế những dữ liệu cơ bản. Rosling Rönnlund cho hay, việc chúng ta có cái nhìn không chính xác về thế giới có thể ảnh hưởng ngay cả đến sự nghiệp mà còn các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức đầu tư tài chính.
Để tránh những hiểu biết sai lệch đó, Rosling Rönnlund cho biết mọi người nên liên tục "cập nhật" cái nhìn của mình về thế giới với những số liệu thống kê mới nhất, áp dụng tương tự như cách tiếp cận của trẻ em, đó là "khiêm tốn và tò mò".
Điều này sẽ quan trọng hơn trong bối cảnh nhân khẩu học toàn cầu đang biến đổi, cùng những nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là châu Á, đang nắm giữ vai trò ngày càng lớn đối với nền kinh tế thế giới.
Cô nói rằng: "Trẻ em thường làm sai cho tới khi bạn nói với chúng rằng "không, như thế là không đúng", chúng sẽ trả lời là "vâng" và sau đó sẽ thay đổi hành động."
"Nhưng chúng ta là người lớn, chúng ta có niềm tự hào về nền giáo dục mình đã được hưởng, cách chúng ta học tập hoặc việc tin vào một ý thức hệ, vậy nên chúng ta dễ bị bế tắc. Kể cả khi thế giới đang thay đổi mỗi ngày thì việc nhận ra điều đó cũng rất khó khăn."
"Những gì cũng tôi làm không phải vì chúng tôi ngu ngốc, không được giáo dục mà đó là những gì chúng tôi – là con người – muốn hướng đến để thế giới trở nên bớt phức tạp, bằng cách đưa ra những nguyên tắc nhất định mà chúng ta có thể làm theo và không cần phải đắn đó quá nhiều về những quyết định."
Cuốn sách "Sự thật: 10 điều chúng ta đang lầm tưởng về thế giới – và tại sao mọi thứ lại tốt đẹp hơn những gì bạn nghĩ" (Factfulness: Ten Reasons We're Wrong About the World — and Why Things Are Better Than You Think) của cô cũng nằm trong những cuốn sách Bill Gates khuyên đọc trong năm 2018.
Đầu năm nay, ông đã nói rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu "có hàng triệu người đọc cuốn sách này." Ngay sau đó, ông đã "hiện thực hóa" câu nói đó bằng việc tặng những bản sao của cuốn sách cho những người liên quan, các cử nhân và những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở Mỹ.
Rosling Rönnlund còn nói rằng, thế hệ trẻ nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện cơ cấu tổ chức và thay đổi chương trình nghị sự toàn cầu. Cô cho biết: "Trong xã hội mới này, khi mà mọi thứ đang thay đổi một cách nhanh chóng, những công việc và hệ thống phân cấp truyển thống đều trở nên cũ kĩ thì những người lớn tuổi cũng phải học hỏi rất nhiều từ thế hệ trẻ". Điều này có thể dễ dàng thấy trong hệ thống giáo dục cũng như nơi làm việc.
Nhịp sống kinh tế
from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/than-tuong-cua-bill-gates-la-ai-20180724152336522.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre
0 nhận xét