Khủng hoảng trong cuộc sống hay sự nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua nếu bạn biết nguyên lý 1 phút sau

tháng 8 04, 2018

Khi đương đầu với khủng hoảng, khả năng tập trung có thể làm nên mọi khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn không thể hoàn thành mọi thứ, nhưng bạn có thể kiên trì hoàn thành một vài thứ quan trọng nhất.

Johann Wolfgang von Goethe đã từng nói, "Đừng bao giờ đặt những điều quan trọng nhất vào những thứ vô giá trị". Hay tác giả nổi tiếng Stephen Covey cũng từng nói, "Điều quan trọng là biến những thứ quan trọng trở nên thực sự quan trọng".

Có một nguyên tắc rằng mỗi phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm được 10 phút thực hiện công việc. Thời gian dành ra để suy nghĩ về những gì sẽ làm trước khi bắt tay vào thực hiện sẽ giúp bạn tập trung vào hoạt động có thể mang lại kết quả khả quan nhất cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Tránh việc "nghiêm trọng hóa những thứ nhỏ nhặt" (major in minors). Luôn tự hỏi bản thân, "Điều gì là thật sự quan trọng?" Khả năng hỏi và trả lời câu hỏi đó thường sẽ giúp bạn giữ đúng lộ trình và thoát ra khỏi khủng hoảng.

Suy nghĩ trên giấy

Để giữ cho bạn luôn tập trung vào mục tiêu ưu tiên của mình, đây là những bước cần làm: trước tiên, hãy suy nghĩ trên giấy. Viết những thứ quan trọng ra giấy để bạn có thể kiểm soát được tình hình trong giai đoạn nguy cấp hay khủng hoảng. Trước khi hành động, hãy lên danh sách những gì bạn phải làm để giải quyết vấn đề và vượt qua khủng hoảng.

Vào năm 1342, nhà triết học William xứ Ockham đã phát triển lý thuyết được biết đến với tên Occam’s Razor. Nguyên lý này nói rằng, khi đối mặt với vấn đề hay tình huống phức tạp, cách phân tích, giải quyết đơn giản và trực tiếp nhất thường là cách làm đúng nhất.

Điều đó có nghĩa là bạn không nên quá tập trung vào tiểu tiết. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ những giải pháp đơn giản nhất. Ví dụ như, kỳ hạn cho đợt thanh toán đang đến gần mà bạn vẫn chưa có đủ tiền. Thông thường, cách đơn giản và trực tiếp nhất để giải quyết vấn đề này là xin chủ nợ gia hạn. Bạn cũng có thể đến gặp những khách hàng lớn và yêu cầu họ thanh toán trước cho sản phẩm hoặc dịch vụ họ sẽ mua trong tương lai khi cần huy động tiền mặt.

Đôi khi với các vấn đề trong kinh doanh, bạn chỉ cần sa thải một người hoặc trực tiếp quản lý, giải quyết tình huống đó. Hãy luôn tìm giải pháp đơn giản và trực tiếp nhất để bước qua giai đoạn khủng hoảng.

Lập danh sách

Đầu ngày, hãy lập danh sách những việc bạn cần làm trong ngày. Xem qua danh sách đó và đánh dấu bảy việc quan trọng nhất. Tự hỏi bản thân, "Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này ngày hôm nay, tôi sẽ làm việc gì?" Đánh số "1" ở bên cạnh công việc hay nhiệm vụ đó. Lặp lại việc đó đến khi bạn đánh dấu được đủ bảy đầu việc chính cần làm.

Sau đó, bạn hãy tự thúc đẩy bản thân bắt tay vào công việc ngay lập tức, tập trung cao độ cho đến khi hoàn thành. Nếu bạn bị làm phiền hay bị xao nhãng, hãy cố gắng ngay lập tức quay trở lại với việc đang làm. Hành động này luôn mang lại cho bạn kết quả tốt trong công việc ở mọi hoàn cảnh.

Phân loại công việc của bạn

Để tập trung vào những việc được ưu tiên trong thời kỳ khủng hoảng, hãy sử dụng phương pháp phân loại. Phương pháp này được phát triển bởi quân đội Pháp trong Thế chiến I, khi trạm quân y phía sau chiến trường có quá nhiều người bị thương cần được điều trị. Họ đã giải quyết vấn đề bằng cách chia những người bị thương thành ba nhóm. Nhóm đầu tiên là những người không thể cứu chữa được. Họ được tách riêng ra và sử dụng những liệu pháp khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhóm thứ hai gồm những người bị thương nhẹ và có thể bình phục nhanh. Nhóm thứ ba là những người cần phải được điều trị ngay để có thể giữ lại tính mạng. Đây là nhóm cần đến sự quan tâm, săn sóc chu đáo của các bác sĩ và y tá.

Trong kinh doanh, bạn cũng nên áp dụng phương pháp này. Hãy tập trung vào những vấn đề bạn cần giải quyết ngay và phớt lờ những vấn đề bạn không thể giải quyết. Đừng lãng phí thời gian vào những trường hợp mà dù có bạn hay không, vấn đề vẫn sẽ được giải quyết. Thay vào đó, bạn cần tập trung ngay vào những vấn đề rất cần đến sự đóng góp của bạn để cứu vãn tình thế.

Điều gì là quan trọng?

Trong lúc đương đầu với khủng hoảng, hãy luôn tự hỏi: Điều gì là quan trọng trong tình huống này? Trong tất cả những gì có thể làm, nếu tôi chỉ làm một điều, mọi việc sẽ như thế nào? Tình huống này cần đến điều gì mà chỉ tôi mới có thể đáp ứng được?

Hai câu hỏi hữu ích nhất để bạn giữ đúng lộ trình là: "Điều gì mà chỉ có tôi mới có thể làm và nếu làm tốt điều đó, tôi có thể tạo ra thay đổi thực sự hay không?" và "Đâu là việc hữu ích nhất mà tôi đang làm?"

Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy luôn nhắc nhở bản thân thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên cho đến khi hoàn thiện được chúng. Bằng cách tập trung vào nhóm công việc được ưu tiên nhất, bạn sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn để đưa bạn và công ty thoát khỏi khủng hoảng.

Hãy hành động

1. Xác định điều chỉ bạn có thể làm được mà nếu làm tốt điều đó bạn sẽ tạo ra được khác biệt thật sự và đưa bạn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

2. Giảm bớt việc để bắt kịp tiến độ! Điều gì đơn giản, rõ ràng nhất mà bạn có thể làm ngay để không tiếp tục rơi vào trạng thái khủng hoảng?

Yên Nhiên

Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/khung-hoang-trong-cuoc-song-hay-su-nghiep-se-de-dang-vuot-qua-neu-ban-biet-nguyen-ly-1-phut-sau-20180803165621555.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...