Bạn đang sống hay chỉ tồn tại trong môi trường công sở, điều đó hoàn toàn dựa vào niềm tin của người lãnh đạo

tháng 9 05, 2018

Lãnh đạo tuyệt vời là điều rất khó định nghĩa và nắm bắt. Bạn nhận định rằng sếp bạn là một lãnh đạo tuyệt vời chỉ khi bạn làm việc với họ. Nhưng ngay chính bản thân người đó cũng không thể lý giải được mình làm những gì để lãnh đạo hiệu quả hơn. Bởi vì một người lãnh đạo tốt cần có nhiều kỹ năng độc đáo để trở thành một chỉnh thể.

Nhưng một điều chắc chắn rằng, hành động của một nhà lãnh đạo được thúc đẩy bởi niềm tin của anh ta. Thông qua cả hành động và niềm tin của người lãnh đạo mà hành động tuyệt vời của họ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Người lãnh đạo vĩ đại lan tỏa niềm tin và sự ngưỡng mộ thông qua hành động chứ không phải lời nói của họ. Họ tin tưởng vào nhân viên của mình. Và cũng chính niềm tin này thúc đẩy họ tạo ra môi trường giúp cho người khác có thể phát triển.

1. Khuyến khích nhân viên phát triển chứ không phải đe dọa

Nhiều ông sếp tầm thường thì lại hay e ngại những nhân viên thông minh và chăm chỉ nhất của mình. Họ lo sợ những nhân viên này sẽ vượt mặt hay khiến hình ảnh của họ tồi tệ trong mắt người khác. Họ luôn ngần ngại việc chia sẻ thông tin cũng như trao quyền cho nhân viên.

Những người lãnh đạo tuyệt vời là người luôn muốn nhìn thấy nhân viên của mình phát triển. Họ mong muốn đào tạo được những lãnh đạo tài năng, lớp người kế cận cho họ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ưu tiên số 1 của các ứng viên khi tìm việc là cơ hội phát triển và thăng tiến. Trong khi đó có đến 80% việc đề bạt không diễn ra chính thức, đôi khi chỉ là trong cuộc nói chuyện với người quản lý. Người sếp tuyệt vời là người muốn nhân viên của mình phát huy tối đa tiềm năng từ những hướng dẫn và góp ý vô giá của họ.

2. Mỗi nhân viên là một cá thể độc lập, không phải là những nhân bản vô tri

Người sếp bình thường hay muốn gộp tất cả nhân viên của mình lại, cố động viên, khen thưởng hay đào tạo mọi người theo một cách giống nhau. 

Ngươc lại thì người lãnh đạo sẽ cư xử với nhân viên như từng cá thể riêng biệt, tôn trọng việc từng cá nhân có động lực và phong cách học tập khác nhau.

3. Tôn trọng nhân viên, không coi họ là kẻ dưới

Nhiều sếp đối xử với nhân viên của mình y như trẻ con, và họ nghĩ rằng trẻ con thì luôn cần sự giám sát của người lớn. Họ luôn mặc định rằng vai trò của mình là thực thi các quy tắc, đảm bảo mọi thứ vận hành theo cách của họ cũng như giám sát để chỉ ra lỗi sai của người khác.

Người lãnh đạo tuyệt vời lại là người coi nhân viên là những người đồng hành có khả năng quyết định. Thay vì liên tục xen vào và ngăn cản công việc, họ tin tưởng và coi trọng công việc của nhân viên và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.

Bạn đang sống hay chỉ tồn tại trong môi trường công sở, điều đó hoàn toàn dựa vào niềm tin của người lãnh đạo - Ảnh 1.

4. Công việc có thể/nên trở thành một điều thú vị

Người quản lý luôn coi công việc là điều mà ai cũng phải làm dù cho họ có muốn hay không. Họ tin rằng vai trò của mình là đảm bảo nhân viên làm việc đúng tiến độ và không lười biếng. Họ thường cho rằng nếu không có họ thì công việc sẽ chẳng thể được hoàn thành.

Nhà lãnh đạo thì ngược lại, họ yêu công việc của mình và tin rằng ai ai cũng có thể làm được. Họ trao cho nhân viên những cơ hội phù hợp với thế mạnh, niềm đam mê và tài năng của mình. Họ không tiếc dành những lời khen, phản hồi tích cực cho người khác kho họ làm việc tốt.

5. Cần sự đa dạng trong lối suy nghĩ

Nhiều quản lý thường thích nhân viên có cùng tư tưởng với mình. Cũng vì lẽ đó, họ cố gắng tuyển những cá nhân có đồng suy nghĩ. Họ khuyến khích nhân viên của mình suy nghĩ giống mình và khen thưởng cho ai biết nghe lời và làm việc theo chỉ đạo.

Lãnh đạo kiệt xuất là người luôn chủ động tìm kiếm những cá nhân với các ý tưởng mới. Họ luôn định hướng mình và công ty phải phát triển theo những lối suy nghĩ mới mẻ hơn.

6. Động lực xuất phát từ cảm hứng, chứ không phải sự đớn đau

Người sếp thông thường luôn nghĩ rằng những quy tắc nghiêm ngặt sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Họ tin rằng nhân viên của mình sẽ làm việc 100% công suất bởi họ sợ bị sa thải, sợ sếp nổi giận và phạt. Nhân viên lúc này chỉ nằm trong chế độ "tồn tại", họ không hề quan tâm đến sản phẩm, công ty hay trải nghiệm khách hàng. Điều họ quan tâm chỉ là giữ công việc và xoa dịu vị sếp khó ưa.

Người lãnh đạo sẽ là người tạo động lực qua việc truyền cảm hứng. Họ biết rằng nhân viên sẽ làm việc hiệu quả nhất khi được truyền tầm nhìn, niềm đam mê cũng như năng lượng tích cực.

7. Thay đổi là cơ hội chứ chẳng phải lời nguyền

Nhiều sếp vẫn làm việc theo phương châm: Việc này trước giờ chúng ta vẫn làm vậy thì cứ làm vậy đi. Họ tin rằng việc thay đổi là không cần thiết bởi chúng mang lại nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.

Nhà lãnh đạo lại coi việc thay đổi là một cơ chế để cải thiện tất cả. Họ liên tục thay đổi để có thể thích nghi và đón đầu các xu hướng mới hiện tại.

Mai Lâm

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Entrepreneur

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/ban-dang-song-hay-chi-ton-tai-trong-moi-truong-cong-so-dieu-do-hoan-toan-dua-vao-niem-tin-cua-nguoi-lanh-dao-20180903181734883.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...