May mắn không lên máy bay rơi vì kẹt xe

tháng 10 29, 2018

May mắn không lên máy bay rơi vì kẹt xe - Ảnh 1.

"Người may mắn" Sony Setiawan trả lời truyền thông tại sân bay Pangkal Pinang của tỉnh Bangka Belitung sau khi ông đáp an toàn - Ảnh: AFP

Theo đài Channel NewsAsia, người đàn ông may mắn đó là ông Sony Setiawan, một quan chức của Bộ Tài chính Indonesia.

Như vậy ông thuộc trong số 20 quan chức của các bộ khác nhau trên chuyến bay trở về cơ quan làm việc ở Pangkal Pinang sau kỳ nghỉ cùng gia đình dịp lễ cuối tuần vừa qua ở thủ đô Jakarta.

Ông Setiawan nói với hãng tin AFP rằng ông cùng các đồng nghiệp vẫn thường đi chuyến bay JT-610 cho hành trình dài khoảng 70 phút để trở lại nơi làm việc vào đầu tuần.

"Tôi không biết tại sao đường đi hôm đó lại kẹt đến thế. Thường thì tôi lên đến thủ đô Jakarta vào khoảng 3h sáng nhưng sáng nay tôi chỉ có thể đến sân bay vào lúc 6h20 nên bị lỡ chuyến bay đó", viên chức Setiawan kể lại.

Nhưng 6 đồng nghiệp của ông không có may mắn đó. Họ đã đến đúng giờ và lên chuyến bay quen thuộc nhưng lần này là chuyến bay định mệnh.

Ông Setiawan, sinh sống tại TP Bandung của tỉnh Tây Java, cho biết sau khi bị trễ chuyến bay thì ông đã thu xếp lên chuyến bay khác để đi TP Pangkal Pinang và ông chỉ hay tin về tai nạn với chuyến bay JT-610 khi hạ cánh an toàn.

Ông gọi điện về cho người thân trong gia đình và họ sững sờ hết cả vì nghĩ ông đã có mặt trong chuyến bay thảm khốc JT-610.

"Cả nhà tôi bị sốc và má tôi khóc ngất đi. Nhưng tôi nói với họ là tôi được an toàn vì có phước", ông Setiawan kể lại.

May mắn không lên máy bay rơi vì kẹt xe - Ảnh 2.

Lực lượng cứu hộ Indonesia sắp xếp các mảnh vỡ của máy bay thu thập về tại cảng Tanjung Priok ở Jakarta - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó đến lúc này, Cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia đã thông báo toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay mang số hiệu JT-610 thuộc hãng hàng không Lion Air rơi sáng cùng ngày xuống Vịnh Jarawang ở vùng biển gần khu vực Karawang, thuộc tỉnh Tây Java, "có thể đã thiệt mạng".

Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số phần thi thể người tại khu vực máy bay rơi.

Phát biểu với báo giới, giám đốc cơ quan trên, ông Bambang Suryo Aji cho biết: "Tôi cho rằng không ai còn sống sót bởi các nạn nhân mà chúng tôi đã tìm thấy, thi thể của họ đã bị xé nhỏ thành nhiều mảnh và đã nhiều giờ trôi qua kể từ khi vụ việc xảy ra".

Nguyên nhân rơi máy bay chưa được xác định, tuy nhiên các lực lượng chức năng Indonesia đã xác định được vị trí hai hộp đen của chiếc máy bay này. Công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Vụ rơi máy bay của Hãng Lion Air đến thời điểm này:

- Dòng máy bay: Boeing 737 MAX 8

- Ngày đưa vào sử dụng: 15-8-2018

- Lộ trình: Jakarta - Pangkal Pinang

- Thời gian bay: 1 giờ 10 phút

- Cất cánh 6h20 sáng 29-10, mất liên lạc lúc 6h33

- Hiện đã tìm thấy mảnh vỡ máy bay trên khu vực biển Tây Java cùng một số mảnh thi thể và vật dụng của hành khách.

- Có 189 người trên máy bay, trong đó có 2 trẻ sơ sinh và một trẻ nhỏ. Đã tìm thấy một số thi thể.

- Phi công là người Ấn Độ, có kinh nghiệm bay loại máy bay này là 6.000 giờ. Anh đã làm việc cho Lion Air được 7 năm 8 tháng. Trước khi đầu quân cho hãng hàng không Indonesia, anh là phi công Boeing 737 tập sự tại Hãng Emirates 4 tháng.

- Đêm trước xảy ra vụ rơi, chiếc Boeing này đã gặp trục trặc kỹ thuật.

- Trước khi rơi, phi công có liên lạc xin quay máy bay về sân bay.

- Máy bay mất độ cao, rồi lấy lại độ cao, rồi rơi xuống biển.

- Lion Air bị EU cấm từ 2007 đến 2016.

May mắn không lên máy bay rơi vì kẹt xe - Ảnh 4.

Lính hải quân Indonesia tham gia chiến dịch tìm kiếm cứu nạn đang đưa các túi đựng xác chứa các phần thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay về tại cảng Tanjung Priok ở Jakarta - Ảnh: REUTERS

Lion Air gặp không ít tai tiếng

Được thành lập năm 1999 bởi anh em nhà Rusdi và Kusnan Kirani, hãng Lion Air đã bắt đầu hoạt động từ năm 2000 như một hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Indonesia.

Hãng chuyên sử dụng loại máy bay Boeing 737-200 cho các tuyến bay từ Jakarta tới Denpasar - thủ phủ đảo nghỉ dưỡng Bali vốn thu hút rất đông du khách nước ngoài.

Danh tiếng của hãng đã nhanh chóng nổi lên trong lĩnh vực vận tải hàng không nội địa, trở thành hãng hàng không tư nhân giá rẻ lớn nhất Indonesia và lớn thứ hai Đông Nam Á, sau hãng AirAsia của Malaysia.

Tuy nhiên, năm 2007, Lion Air là một trong số các hãng hàng không Indonesia bị Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh cấm bay do thiếu an toàn. Hiệu lực thi hành lệnh cấm là 10 năm, và lệnh cấm đã được EU gỡ bỏ năm 2016.

Vụ tai nạn đầu tiên với máy bay của Lion Air xảy ra vào năm 2004, làm 26 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương do thời tiết xấu.

Năm 2013, một trong các máy bay Boeing 737-800 của hãng này đã trượt khỏi đường băng và lao xuống biển khi đáp xuống đảo Bali, khiến nhiều người thương vong.

Ba năm sau đó, hai máy bay trở khách của Lion Air đã rơi cánh quạt khi đang cất cánh từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta.

Cách đây 6 tháng, một chiếc máy bay của Lion Air cũng đã trượt khỏi đường băng tại sân bay Djalaluddin ở Gorontalo (Indonesia), làm 174 hành khách cùng 7 thành viên phi hành đoàn bị thương.

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam https://tuoitre.vn/may-man-khong-len-may-bay-roi-vi-ket-xe-20181029204629823.htm
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...