Lạc quan cổ phiếu bất động sản?

tháng 11 30, 2018

Tại hội thảo thường niên "Tiềm năng & cơ hội đầu tư cổ phiếu BĐS" do báo Thương Gia tổ chức ngày 30/11, các chuyên gia đều tỏ ra lạc quan khi cho rằng, cổ phiếu BĐS sẽ tiếp tục tăng điểm, đặc biệt ở những doanh nghiệp uy tín, sản phẩm tốt.

Cổ phiếu BĐS sở hữu những tín hiệu tăng trưởng tích cực

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay có đến hơn 80% mã cổ phiếu BĐS tăng giá. Hiện số doanh nghiệp BĐS trên sàn niêm yết đã tăng lên tổng số 57 doanh nghiệp, thanh khoản thị trường hiện đạt khoảng hơn 4.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Theo ghi nhận, ngày càng nhiều sự hiện diện của các quỹ đầu tư vốn nước ngoài, các ngân hàng đầu tư trong cơ cấu sở hữu của những công ty BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Xu hướng phát triển này sẽ còn tiếp tục khi các nhà đầu tư tìm đến các doanh nghiệp niêm yết có uy tín, sản phẩm tốt trên thị trường BĐS.

Lạc quan cổ phiếu bất động sản? - Ảnh 1.

Giám đốc đầu tư Savills cho rằng, các NĐT cần thận trọng vì hoạt động kinh doanh BĐS luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn, nhất là trước bối cảnh nguồn cung hạn chế như hiện nay. Ảnh: PN

Ông Bùi Quang Tín, Giám đốc điều hành trường Doanh nhân BizLight cho rằng, thị trường BĐS đang có những tín hiệu tích cực thời gian gần đây. Chẳng hạn, nguồn vốn FDI cam kết vào lĩnh vực BĐS có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới và đa dạng từ phát triển nhà ở đến sản xuất công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và du lịch. Xuất hiện xu hướng mở dòng vốn FDI vào phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân. Tăng trưởng kinh tế hàng năm tốt, lãi suất ổn định… là những yếu tố này tác động đến cổ phiếu BĐS trong thời gian tới.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam cũng khẳng định, trong bối cảnh nguồn vốn dồi dào, sự gia tăng các chủ đầu tư nước ngoài và các chính sách vĩ mô phù hợp, thị trường BĐS cũng như cổ phiếu BĐS sở hữu những tín hiệu tăng trưởng tích cực. Cụ thể, hoạt động của nhà đầu tư BĐS trong nước lẫn quốc tế tại thị trường Việt Nam diễn ra khá sôi nổi ở các loại hình BĐS cũng như phân khúc. Những cơ hội đầu tư mà các nhà phát triển nước ngoài hướng tới được phân loại theo cấp độ đầu tư, theo công ty hoặc dự án hoặc cấp độ kinh doanh trên thị trường chứng khoán hóa. Ngoài ra, đà tăng trưởng từ chính sách cũng góp phần vào sự hồi phục đáng kể của thị trường giao dịch, dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và đặc biệt là nhóm BĐS. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn, cổ phiếu BĐS cũng được chú ý từ những mã có vốn hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ, với dư địa phát triển khá tiềm năng. Theo đánh giá chung, trong 5 năm qua từ 2014 đến 2018, cổ phiếu hai ngành ngân hàng và BĐS đã đạt mức tăng trưởng 3 con số, trong khi VNIndex chỉ dừng ở mức hai con số.

Bên cạnh đấy, bước vào quý 4/2018 cũng như  quý 1/2019, số lượng giao dịch chung cư, nhà liền kề và đất nền dự báo tăng trưởng và có khả năng cải thiện đáng kể doanh thu và lợi nhuận của các công ty BĐS. Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là việc các cổ phiếu nhóm ngành BĐS niêm yết trên thị trường dần thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của dòng tiền.

"Tất cả yếu tố trên đều có những tác động rất cụ thể đến sự thăng trầm của cổ phiếu BĐS trong thời gian tới", ông Khương khẳng định.

Lạc quan trong thận trọng!

Ông Bùi Quang Tín đã chỉ ra thực trạng về sự hỗ trợ vốn từ thị trường tài chính đến BĐS trong thời gia qua. Trong đó, ông Tín cho rằng, quy mô thị trường BĐS Việt Nam hiện nay vào khoảng 25 tỉ USD, trong khi tổng dư nợ đã lên gần 20 tỉ USD, tương đương hơn 450.000 tỉ đồng, tính đến năm 2017, chiếm hơn 6,5% tổng dư nợ của nền kinh tế và chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và 80% nguồn vốn chảy vào BĐS. Trong khi các nước khác, tỉ lệ này khoarg 35%. "Điều này cho thấy, cơ cấu đầu tư vào BĐS còn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào BĐS như hiện nay", ông Tín nhấn mạnh.

Lạc quan cổ phiếu bất động sản? - Ảnh 2.

Các chuyên gia tỏ ra lạc quan về cổ phiếu BĐS, đặc biệt ở các chủ đầu tư uy tín và sả phẩm tốt

Cùng quan điểm, ông Khương nhấn mạnh, theo Thông tư 36 sửa đổi, quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%. Chỉ thị 04 của Ngân hàng nhà nước cũng khẳng định chủ trương kiểm soát tín dụng chặt chẽ vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán… Vì lẽ này, trên thực tế các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay BĐS và tỉ lệ tín dụng vào ngành địa ốc có khả năng giảm xuống trong năm 2019.

"Theo đó, sự lạc quan này cũng cần thận trọng, khi trong hoạt động kinh doanh BĐS luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn, nhất là khi điều kiện nguồn cung hạn chế vì thủ tục kéo dài hoặc quỹ đất sạch ngày càng thu nhỏ, hay việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sau bàn giao… đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của thị trường", ông Khương cho hay.

Phương Nga

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/lac-quan-co-phieu-bat-dong-san-20181130234752479.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...