Nếu sếp vẫn chưa thể làm điều này cho bạn thì dù quan hệ tốt đến mấy cũng nên nghĩ đến chuyện nghỉ việc ngay hôm nay: Tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng!
tháng 1 21, 2019Ông chủ của Tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc - Nhậm Chính Phi - đã từng nói: "Một mức tiền lương xứng đáng có thể biến một nhân viên tầm thường trở thành người tài năng". Trên thực tế, một ông chủ sẵn sàng trả lương hào phóng sẽ khiến nhân viên của mình muốn cống hiến trung thành hơn, nâng cao giá trị của bản thân và giúp cả công ty phát triển vững mạnh. Nếu sếp của bạn không thể làm điều này thì cho dù mối quan hệ cá nhân tốt đẹp đến thế nào, bạn nên cân nhắc đến một lựa chọn công việc khác trong đầu ngay từ hôm nay.
Chi tiền cho nhân viên là cách "đắc nhân tâm" hiệu quả nhất của sếp
Tỷ phú Mã Vân, Trung Quốc, đã từng phát biểu trên Internet như sau: Nếu anh tăng thêm 10 hay 20 triệu đồng tiền lương mỗi tháng cho một vị giám đốc điều hành, chưa chắc công ty đã có gì thay đổi. Nhưng nếu anh tăng 1 triệu đồng mỗi tháng cho lương của 10-20 nhân viên bình thường, tất cả nhân viên sẽ có động lực phấn đấu, nâng cao tinh thần của công ty. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo đã bỏ quên cách dùng người quan trọng này.
Người xưa đã có câu: "Nước có thể dâng thuyền thì cũng có thể lật thuyền". Đừng đánh giá thấp bất kỳ nhân viên nào của công ty, dù là người có chức vụ nhỏ bé nhất. Nếu bạn muốn trở thành một ông chủ có được trái tim và lòng trung thành thực sự của nhân viên, hãy dùng 100% lòng chân thành của mình để đảm bảo cho họ càng nhiều quyền lợi càng tốt. Đổi lại, nhân viên sẽ cống hiến và giúp đỡ công ty với 100% khả năng của họ.
Muốn có được lòng trung thành lâu dài nhất, tình cảm là nhân tố vô cùng quan trọng nhưng vật chất cũng không thể thiếu, hai yếu tố này thực ra không hề xung đột, nên được đặt song song và kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả lớn nhất.
Rời bỏ công việc hiện tại nếu bạn cảm thấy mình chưa nhận được những gì xứng đáng.
Là người sếp có tầm nhìn xa trông rộng: Không keo kiệt với người giúp đỡ mình
Thay vì coi nhân viên như những công cụ để kiếm tiền, một người sếp chân chính sẽ nhìn nhận nhân viên là những khoản đầu tư sáng giá. Như vậy, sếp dám đầu tư càng nhiều, sếp càng nhận được nhiều hơn, gặt hái cả lợi ích lẫn danh tiếng cho mình. Nếu người lãnh đạo biết cách thúc đẩy mọi người cùng nhau giành chiến thắng, phần thưởng của cả tập thể cộng lại sẽ lớn hơn rất nhiều.
Doanh nhân nổi tiếng Nhậm Chính Phi cũng từng nói: "Kiếm được một trăm thì đừng tiếc một chục với người đã góp sức. Biết đâu khi mất đi thành viên ấy, đến một chục bạn cũng chưa kiếm nổi".
Là sếp cũng cần phải sòng phẳng về vật chất lẫn tinh thần.
Mỗi nhân viên trên đời đều có thể gặp được hai kiểu sếp như sau, một kiểu thường xuyên thưởng tiền và một kiểu hoàn toàn ngược lại. Nếu ông chủ của bạn là kiểu người thứ nhất, họ nhất định có nguồn vốn lớn, biết cách quan tâm, chăm sóc đời sống nhân viên và đặt tầm nhìn ở dài hạn. Nếu ông chủ của bạn thuộc tuýp thứ hai, thứ anh ta quan tâm chỉ có lợi ích của chính mình.
Ngay cả khi công ty của bạn chỉ thuộc loại nhỏ và nguồn vốn hạn hẹp khiến cấp trên không đủ khả năng nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên, một người sếp tận tâm vẫn biết cách quan tâm và chăm sóc hợp lý, cho bạn nhận những gì xứng đáng với tài năng của mình. Chỉ khi nào lãnh đạo làm được như vậy, nhân viên mới sẵn sàng "vào sinh ra tử" cùng công ty, tận tâm cống hiến toàn bộ sức lực.
Hãy biến nhân viên của mình thành những con sói dữ
Nếu bạn cho nhân viên ăn cỏ, tại sao lại yêu cầu họ trở thành sói? Thay vì nói về những lý tưởng cao xa và ước mơ chưa nằm trong tầm với, một vị lãnh đạo đủ tầm nhìn nên trang bị cho nhân viên của mình những nanh vuốt sắc bén, hành trang chắc chắn để tận dụng mọi cơ hội "săn mồi" dẫn đến thành công, mang lợi ích về cho công ty. Khi quyền lợi của nhân viên được đảm bảo, đó cũng là lúc họ cũng sẵn sàng đảm bảo lợi ích cho công ty.
Nếu nhân viên phải chịu uất ức ở công ty, họ mang trong mình tâm trạng bực bội đi gặp khách hàng, gặp những đối tác làm ăn và chính tâm lý ấy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi của công ty sau này. Chính vì vậy, muốn công ty lớn mạnh, phát triển vững bền, một lãnh đạo phải luôn nhớ kỹ tầm quan trọng của việc chăm sóc đời sống nhân viên.
Tiền lương không chỉ một con số đại diện giá trị vật chất mà nó còn là giá trị của mỗi nhân viên, tương đương với hiệu suất làm việc xứng đáng số tiền ấy. Khả năng của một người là vô hạn, vì thế, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách tìm kiếm và khai thác không ngừng để nhận được những lợi ích tương xứng với số tiền họ đầu tư. Nếu làm sếp mà không dám đầu tư cho chính nhân viên của mình, người đó mãi mãi không thể trở thành "đầu tàu" vĩ đại để dẫn lối nhân viên tận tụy cống hiến cả đời.
Trí thức trẻ
from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/neu-sep-van-chua-the-lam-dieu-nay-cho-ban-thi-du-quan-he-tot-den-may-cung-nen-nghi-den-chuyen-nghi-viec-ngay-hom-nay-tuong-don-gian-nhung-lai-vo-cung-quan-trong-20190121195707609.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre
0 nhận xét