Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ

tháng 1 22, 2019

Theo truyền thông Ấn Độ, doanh số iPhone tại thị trường nước này đã giảm một nửa so với hồi năm 2017. Đây cũng là mức doanh số tồi tệ nhất kể từ năm 2014 đến nay của Apple tại một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ - Ảnh 1.

Có lẽ Ấn Độ là "tai ương" tiếp theo mà Apple phải gánh chịu sau khi xảy chân tại thị trường Trung Quốc.

Hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint từng dự báo doanh số của Apple tại Ấn Độ chỉ đạt khoảng 1,6-1,7 triệu máy trong năm 2018. Trong khi đó hãng nhiên cứu CyberMedia Research lại tăng mức dự báo lên khoảng 2 triệu máy. Tuy nhiên rõ ràng cả hai mức dự báo trên vẫn thấp hơn đáng kể so với doanh số 3,2 triệu máy đã từng đạt được trong năm 2017 của Apple.

Truyền thông Ấn Độ đổ lỗi cho việc Apple đã quá tự tin bán iPhone với mức giá quá cao tại thị trường đông dân thứ hai thế giới. Một nhà phân tích thị trường Ấn Độ cho rằng, iPhone rõ ràng không có cửa cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc như OnePlus.

Bởi lẽ các hãng smartphone Trung Quốc rất khôn khéo khi đánh vào tâm lý nhạy cảm về giá của thị trường mới nổi như Ấn Độ. Đó là lý do tại sao người Ấn Độ rất chuộng các mẫu flagship cao cấp của các hãng Trung Quốc vì giá bán của chúng thường rẻ hơn từ 2-3 lần so với iPhone.

Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ - Ảnh 2.

Theo Neil Shah, giám đốc hãng nghiên cứu Counterpoint Research cho biết, nếu như Apple có thể xuất xưởng được khoảng 400 ngàn chiếc iPhone mới trong Q4/2018 thì với OnePlus, hãng đã bán được khoảng 500 ngàn chiếc. Shah cho rằng, Apple đã có một giai đoạn tăng trưởng ấn tượng cho tới năm 2017. Bước sang năm 2018, doanh số của hãng đã thụt lùi chỉ về mức tương đương giai đoạn 2014-2015.

Dữ liệu từ hãng Counterpoint chỉ ra, doanh số smartphone tại thị trường Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi, lên mức 150 triệu máy trong năm 2018 so với mức 80 triệu máy hồi năm 2014. Tăng trưởng chung của toàn thị trường mạnh là vậy nhưng Apple lại là hãng có tốc độ tăng doanh số yếu nhất. So với doanh số 1,5 triệu chiếc iPhone trong năm 2014, doanh số iPhone của Apple trong năm 2018 chỉ đạt khoảng 1,6-1,7 triệu máy, tương đương mức tăng 1,2%.

Apple có thể "hổ báo" khi ở nhà nhưng chỉ là "cậu bé nhút nhát" khi sang nhà người khác

Giới phân tích cho rằng, sự sụt giảm mạnh mẽ về doanh số của Apple tại Ấn Độ có thể lý giải một phần do sự cạnh tranh khốc liệt trên phân khúc smartphone cao cấp với giá tiệm cận hoặc cao hơn 1000 USD. Phiên bản iPhone 2018 không có nhiều khác biệt về thiết kế lẫn tính năng so với iPhone X. Có lẽ bởi lý do này mà nhiều người dùng Ấn Độ không mấy mặn mà với việc mua một chiếc iPhone đắt đỏ.

Bên cạnh đó, các model như iPhone 8 hay 8 Plus cũng không thực sự tạo được sức hút trên thị trường vì không có sự đột phá, nếu không muốn nói là lỗi thời trước cuộc chạy đua công nghệ như vũ bão của smartphone Android.

Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ - Ảnh 3.

Nhà phân tích Shah tiết lộ: "Các thương hiệu smartphone Trung Quốc có giá bán rẻ hơn từ 30-40% so với Apple. Thật chẳng hợp lý chút nào nếu phải trả một mức giá quá cao cho một sản phẩm chẳng có tính năng mới nào".

CEO Tim Cook từng chia sẻ với phóng viên Jim Cramer của kênh CNBC hồi tuần trước về những gì đang diễn ra tại thị trường Ấn Độ: "Đối với Apple, chúng tôi luôn tạo ra những sản phẩm tốt nhất nhằm làm phong phú cuộc sống của mọi người. Vì vậy chúng tôi sẽ không biến nó trở thành sản phẩm rẻ nhất. Chúng tôi muốn tạo ra một giá trị tuyệt vời nhất. Dựa trên những gì chúng tôi quan sát thấy, mức giá mà Apple đưa ra là phù hợp với tất cả mọi người trên thế giới".

Nói hay là vậy nhưng quả thực doanh số iPhone tại Ấn Độ lại chẳng hay chút nào. Thậm chí nó còn cho thấy chiến lược định giá sai lầm của Apple tại thị trường mới nổi.

Apple có thể coi iPhone XR là chiếc iPhone dành riêng cho các thị trường đang phát triển nhờ mức giá chỉ khoảng 750 USD (thị trường Mỹ). Tại thị trường Trung Quốc, giá bán của iPhone XR còn lên tới 950 USD do chịu tác động từ thuế và chi phí bán hàng. Thẳng thắn mà nói, mức giá đó chưa thể gọi là giá rẻ đối với các thị trường như Ấn Độ, đặc biệt khi OnePlus hay Xiaomi còn có những mẫu flagship với hình thức đẹp và mức giá rẻ hơn tới phân nửa.

Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ - Ảnh 4.

Rõ ràng giá bán là yếu tố quyết định tại một số thị trường ngay cả với đối tượng người dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Thống kê cho thấy tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ đang chọn mua OnePlus nhiều hơn iPhone của Apple.

Trường hợp của OnePlus có lẽ là một sự bất ngờ lớn trong giới công nghệ. Bởi ngay cả khi xuất ngoại sang Mỹ qua nhà mạng T-Mobile, OnePlus cũng hút khách hàng không kém iPhone của Apple. Mỹ vốn được biết là thị trường chuộng hình thức và không hề hà vấn đề giá cả.

Nếu không có cách tiếp cận hợp lý, Apple sẽ còn thua các hãng Trung Quốc dài dài

Chiến lược thông minh của các hãng smartphone Trung Quốc là khôn khéo tích hợp nhiều tính năng hấp dẫn, thậm chí lần đầu xuất hiện trên thị trường như camera thò thụt, smartphone hai màn hình,…

Nhờ lợi thế sở hữu nhiều tính năng mới thu hút và mức giá hấp dẫn nên không ngạc nhiên khi người dùng tại các thị trường mới nổi lại chuộng smartphone Trung Quốc đến vậy.

Lấy ví dụ như mô hình kinh doanh của Xiaomi. Đó là mô hình "Dao cạo và lưỡi dao" hoặc "Razor and Blades". Hãng luôn bán smartphone với mức giá hợp lý nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, từ đó khuyến khích họ mua thêm dịch vụ và phụ kiện để gia tăng thêm lợi nhuận.

Từ lâu mô hình kinh doanh "Dao cạo và lưỡi dao" đã trở thành lựa chọn sáng suốt nhất khi tiếp cận các thị trường nhạy cảm như Ấn Độ.

Tự tin định giá iPhone quá cao, Apple phải trả giá vì suy giảm doanh số trầm trọng tại thị trường Ấn Độ - Ảnh 5.

Ngược lại cách tạo ra iPhone của Apple có lẽ chỉ nhằm đến nhóm đối tượng trung lưu trở lên. Ấy vậy mà những tính năng như Face ID, Apple Pay hay AR đôi khi chẳng cần thiết với người dùng cao cấp. Thiếu đi những tính năng sáng tạo, đủ sức gây sự tò mò cho khách hàng chính là thứ Apple đang thiếu khi tiếp cận thị trường Ấn Độ.

Nhưng ngay cả khi không thu hút được khách hàng nhờ các tính năng độc đáo, Apple cũng không hạ giá bán iPhone tại Ấn Độ. Điều này càng khiến sai lầm của Apple thêm trầm trọng hơn.

Cuối cùng phải khẳng định rằng, Apple đã từng không "mặn mà" với thị trường Ấn Độ. Bằng chứng là việc hãng không có nhiều động thái tích cực trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và cộng đồng fan ở nơi đây.

Tuy nhiên Apple có vẻ đang dần thay đổi quan điểm khi có nguồn tin tiết lộ, Apple sẽ sớm xây dựng một nhà máy sản xuất iPhone và mở Apple Store tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ.

Apple cũng sẽ tập trung nhiều hơn cho phần mềm trước khi bắt đầu thúc đẩy doanh số phần cứng tại thị trường Ấn Độ. Mới đây, hãng đã giới thiệu tính năng chỉ đường cho ứng dụng Maps ở nhiều thành phố lớn nước này.

Vốn dĩ việc lựa chọn phân khúc cao cấp ngay từ đầu đã là một sự đánh đổi của Apple. Được ăn cả ngã về không và Apple đã thành công với những thị trường mà người dân dư giả về tài chính. Nhưng nếu muốn thành công hơn nữa tại các thị trường tiềm năng như Trung Quốc hay Ấn Độ, Apple phải có những chiến lược giá bán và thiết kế hiệu quả hơn nữa.

Theo Thiên Long

Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/tu-tin-dinh-gia-iphone-qua-cao-apple-phai-tra-gia-vi-suy-giam-doanh-so-tram-trong-tai-thi-truong-an-do-20190122112142437.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

You Might Also Like

0 nhận xét

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...