Founder & CEO của Đồng hồ Việt Viwat: “Viwat và Curnon là hai phong cách khác nhau”

Chào anh, vừa qua Curnon đã gọi vốn thành công trên Shark Tank, cũng là một Founder của thương hiệu đồng hồ Việt, không biết anh có suy nghĩ gì về việc này?

Mình muốn gửi lời chúc mừng tới Curnon. Các bạn ấy đã đầu tư rất nhiều công sức, chăm chút sản phẩm của mình nên đây là thành quả xứng đáng với Curnon. Chúc mừng các Shark đã đầu tư vào Curnon. Mình cho rằng đây là một thương vụ đầu tư sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong tương lai.

Sau thành công của Curnon, không biết Viwat của anh có tiếp nối để lên Shark Tank ?

Với mẫu đầu tiên, Viwat I - Sài Gòn, Viwat đã có doanh thu đạt mục tiêu đề ra và nhận được nhiều phản hồi tích cực. 100% khách hàng của Viwat đều rất tuyệt vời vì họ đã sẵn sàng thử một sản phẩm mới với những góp ý chân thành nhất. Viwat luôn muốn gửi lời cảm ơn tới họ. Viwat cũng có tham vọng lớn và hiện cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư. Nhưng thật sự thì hiện tại Viwat chưa biết gọi vốn ở đâu. Shark Tank cũng là một kênh mà Viwat cân nhắc nhưng chắc phải bỏ qua vì các Shark chắc hết room cho đồng hồ rồi (Cười)

Anh cho rằng điểm cơ bản khác nhau giữa sản phẩm của Viwat và Curnon là gì?

Nếu dựa trên các sản phẩm đầu tiên của hai thương hiệu, mọi người cũng khá dễ nhận thấy. Viwat định hướng là sản phẩm đậm bản sắc Việt, với các thiết kế mang tính biểu tượng của đất nước. Còn Curnon với thiết kế truyền thống là sản phẩm đại diện cho một phong cách sống trẻ, thời trang, ưa tự do, trải nghiệm.

Founder & CEO của Đồng hồ Việt Viwat: “Viwat và Curnon là hai phong cách khác nhau” - Ảnh 1.

Sản phẩm đầu tiên của đồng hồ Việt Viwat – Viwat I Sài Gòn

Anh có thể chia sẻ một chút về quá trình hình thành Viwat và mục tiêu trong tương lai của Viwat?

Ý tưởng cho ra đời Viwat thật sự cũng bắt đầu theo một cách rất đơn giản. Mình yêu thích các thiết kế của đồng hồ và cũng yêu thích kinh doanh. Mình muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa cho đất nước mình và điều đó phải đủ lớn. Tất cả các yếu tố đó hội tụ lại tạo nên ý tưởng làm đồng hồ thương hiệu Việt. Do đó mình bắt tay vào việc lập ra Viwat.

Viwat lấy các thiết kế về biểu tượng, nét đẹp của Việt Nam làm xương sống. Với thiết kế đầu tiên, Viwat đã chọn Sài Gòn. Viwat mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp, không chỉ dành riêng cho người Việt, mà còn có thể xuất khẩu, giới thiệu tới bạn bè quốc tế những nét đẹp, hình ảnh con người Việt trong tương lai. Viwat muốn xuất khẩu hình ảnh Việt.

Viwat I Sài Gòn dành cho cả nam và nữ

.Xuất khẩu hình ảnh Việt? Anh có thể chia sẻ thêm chút về định hướng này?

Như mình đã nói, tất cả các thiết kế của Viwat đều sẽ bám vào các biểu tượng, nét đẹp của con người Việt Nam. Mình hi vọng tương lai có thể xuất khẩu Viwat sang các nước khác. Mình muốn khi bạn bè quốc tế đeo Viwat, họ không những cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mà còn muốn tới thăm đất nước mình.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/founder-ceo-cua-dong-ho-viet-viwat-viwat-va-curnon-la-hai-phong-cach-khac-nhau-20180731162207943.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Điện thoại bão hòa, Thế Giới Di Động đã chuyển hơn 80 cửa hàng sang Điện Máy Xanh Mini

Thế Giới Di Động vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần của toàn hệ thống đạt 44.570 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.540 tỷ đồng, tăng trưởng 44%.

Trong cơ cấu doanh thu của Thế Giới Di Động, chuỗi Điện Máy Xanh (bao gồm Trần Anh) đóng góp 56%, tiếp theo là chuỗi Thế Giới Di Động 41% và chuỗi Bách Hóa Xanh 3%.

Thế Giới Di Động cho biết, nhóm sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu, đạt 55%, tiếp theo là các sản phẩm điện tử, điện lạnh và gia dụng với 40%. Nhóm thực phẩm và hàng tiêu dùng đóng góp 3%, còn lại 2% thuộc về các dịch vụ khác.

Điện thoại bão hòa, Thế Giới Di Động đã chuyển hơn 80 cửa hàng sang Điện Máy Xanh Mini - Ảnh 1.

Trong tháng 6 vừa qua, đã có thêm 3 cửa hàng Thế Giới Di Động được chuyển đổi sang Điện Máy Xanh Mini. Điều này khiến số cửa hàng Thế Giới Di Động tiếp tục giảm xuống, hiện chỉ còn 1.058 trong khi Điện Máy Xanh tăng lên 724. Tính từ đầu năm đến nay, Thế Giới Di Động đã giảm tổng cộng 14 cửa hàng. Kể từ khi có định hướng chuyển đổi mô hình để khai thác những vị trí có tiềm năng doanh thu, đã có trên 80 cửa hàng Thế Giới Di Động được chuyển đổi sang Điện Máy Xanh, tính từ năm 2017 đến hết tháng 6/2018.

Về phía chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu tháng 6 của chuỗi này đạt trên 350 tỷ đồng. Với 384 cửa hàng, doanh thu bình quân của các cửa hàng Bách Hóa Xanh hoạt động tối thiểu 30 ngày đã đạt trên 850 triệu đồng/tháng. Trước đó, Công ty chứng khoán HSC cho rằng, điểm hòa vốn của các cửa hàng Bách Hóa Xanh là 800 triệu đồng/tháng

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/dien-thoai-bao-hoa-the-gioi-di-dong-da-chuyen-hon-80-cua-hang-sang-dien-may-xanh-mini-20180801093245397.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Không ATM, cũng chẳng có Internet Banking, ngân hàng hơn 80 năm tuổi tại Hong Kong vẫn sống khỏe, có lãi

Nhiều người đặt câu hỏi, giữa lúc ngân hàng số trở thành chuẩn mực của thế giới và Hong Kong đang chuẩn bị phát hành giấy phép ngân hàng số, thì liệu những mô hình truyền thống có thể tồn tại?

Những ngân hàng lớn và tạo thế đứng lâu dài thường có xu hướng dựa vào mạng lưới chi nhánh rộng khắp để tạo tính cạnh tranh. Thế nhưng, mô hình của Tai Sang lại đi ngược mọi chuẩn mực hiện nay.

"Chúng tôi cảm thấy nhân viên ngân hàng giống như những người bạn thân vậy. Loại hình dịch vụ cá nhân này không tìm thấy ở bất kỳ nhân hàng quốc tế lớn nào", Haywood Cheung Tak-hay, một nhà kinh doanh vàng và là khách hàng của Tai Sang Bank chia sẻ cảm nhận về ngân hàng này..

Với chỉ 30 nhân viên và một chi nhánh, Tai Sang được cho là ngân hàng nhỏ nhất Hong Kong. Nhưng nó vẫn duy trì năm thứ hai có mức tăng trưởng 2 con số, với thu nhập năm 2017 tăng 67% lên thành 5,27 triệu Hong Kong.

Công ty thành lập năm 1937 bởi Ma Kam-chan và hiện vẫn thuộc sở hữu của các thành viên trong gia đình với 11/15 giám đốc của ngân hàng mang họ Ma.

Chuyến thăm quan tới chi nhánh duy nhất của ngân hàng trên đường Des Voeux như đưa ta ngược thời gian trở về quá khứ. Sảnh chính có nhân viên thu ngân đứng trực, nhưng lại chưa đặt máy rút tiền tự động (ATM). Ngân hàng cung cấp 8 dịch vụ, được đăng tải trên website riêng, tuy nhiên lại vắng bóng ngân hàng trực tuyến.

Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể mở tài khoản tại Tai Sang với chỉ 100 đô la Hong Kong, nhưng không có loại hình tài khoản doanh nghiệp. Khách hàng có thể thuê két an toàn với phí hàng năm là 240 đô la Hong Kong.

Dòng tộc họ Ma là một trong những gia đình giàu có bậc nhất Hong Kong, sở hữu tài sản và khách sạn hàng đầu tại Hong Kong và Mỹ, thông qua quỹ phát triển Tai Sang Land Development có giá trị thị trường vào khoảng 1,5 tỷ đô la Hong Kong.

Gia đình này nổi tiếng với tính bảo thủ, họ chỉ tập trung vào lượng nhỏ khách hàng gồm các nhà môi giới chứng khoán, giới buôn vàng và một số nhà đầu tư bất động sản. Nhưng họ vẫn đảm bảo nguồn tài chính dư giả.

Không ATM, cũng chẳng có Internet Banking, ngân hàng hơn 80 năm tuổi tại Hong Kong vẫn sống khỏe, có lãi - Ảnh 1.

"Với tổng số nhân viên khoảng 30 người và hoạt động tại một địa điểm, ngân hàng chú trọng vào tính liên kết hiệu quả giữa ban quản lý và nhân sự. Họ tuân thủ các chính sách khách hàng nghiêm ngặt, cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, cũng như tính linh hoạt để thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng bền vững", William Ma, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Tai Sang tiết lộ.

Do quy mô nhỏ nên không quá ngạc nhiên khi số tiển gửi và các khoản vay của ngân hàng cũng ở mức khiêm tốn. Năm 2017, tổng số tiền gửi của khách hàng chỉ ở mức 1 tỷ đô la Hong Kong và tổng số vốn vay là 168 triệu đô la Hong Kong.

Thị phần của Tai Sang là 0,009% trong tổng số 11,689 triệu tỷ Hong Kong của thành phố và vốn cho vay chỉ chiếm 0,002% của tất cả các khoản vay 9,313 triệu tỷ đô la Hong Kong trong năm ngoái

"Nhà sáng lập Ma Kam-chan từng là chủ tịch sàn giao dịch vàng năm 1952. Gia tộc họ Ma và ngân hàng Tai Sang có một lịch sử lâu dài thiết lập các mối quan hệ với giới buôn bán vàng và môi giới chứng khoán. Chúng tôi biết nhau trong nhiều thập kỷ và có mối quan hệ gần gũi, tin tưởng. Ngân hàng cung cấp các khoản vay linh hoạt và dịch vụ thanh toán nhanh", Cheung, chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Vàng – Bạc Trung Quốc chia sẻ.

Ông tin rằng, những ngân hàng truyền thống như thế này sẽ không thể bị đe dọa bởi cơn sóng ngân hàng số hiện nay. "Điều quan trọng là nó cung cấp các dịch vụ mà giới kinh doanh vàng và chứng khoán cần. Tới lúc nào mà họ vẫn có thể phục vụ cộng đồng và những khách hàng cốt lõi thì họ vẫn trường tồn".

Theo Le Min Kop

Trí thức trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/khong-atm-cung-chang-co-internet-banking-ngan-hang-hon-80-nam-tuoi-tai-hong-kong-van-song-khoe-co-lai-20180801094405115.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Chủ quán nước mía bị đồn kiếm hơn nửa tỷ đồng/tháng ở TP.HCM: "Bên thuế mời lên làm việc, tôi rất mệt mỏi"

Những ngày qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội Facebook dẫn hình ảnh và thông tin về một tiệm nước mía ở ngoại ô TP.HCM có doanh thu tới hơn nửa tỷ đồng mỗi tháng.

Theo đó, quán nước mía nổi tiếng này ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Quán có diện tích rất rộng với hàng trăm bàn ghế xếp chi chít luôn tấp nập khách ra vào. Trung bình mỗi ngày quán bán được 1.000 ly nước mía, ngày cuối tuần lên đến 3.000 ly.

Ngoài ra, quán còn bán thêm khoai mì với một ngày tiêu thụ 100kg khoai nguyên liệu.

Chỉ sau vài giờ đăng tải thông tin trên đã nhận được hàng trăm nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Đa số đều cho rằng thông tin trên không đúng vì cho rằng với ly nước mía 15.000 đồng thì khách có đông cỡ nào thì không đạt được mức doanh thu nửa tỷ đồng mỗi tháng.

 Chủ quán nước mía bị đồn kiếm hơn nửa tỷ đồng/tháng ở TP.HCM: Bên thuế mời lên làm việc, tôi rất mệt mỏi - Ảnh 1.

Những ly nước mía đặc biệt, được nhiều người ưa chuộng.

Để tìm hiểu thực hư về vụ việc, PV đã tìm đến quán nước mía nổi tiếng trên. Phải chờ đến gần 1 giờ, chúng tôi mới gặp được bà Mai Thị Nền (chủ quán nước mía).

Bà Nền cho biết, bà rất bất ngờ trước thông tin rằng quán bà có doanh thu một tháng hơn nửa tỷ đồng. Thông tin này khiến công việc làm ăn của bà gặp nhiều phiền toái.

"Mấy hôm nay, tôi rất mệt mỏi khi nhiều người đến hỏi về việc tôi bán nước mía mà mỗi tháng thu nhập nửa tỷ đồng. Thậm chí, Chi cục thuế huyện Củ Chi đã gửi giấy mời tôi lên làm việc về một số vấn đề liền quan. Sáng nay, tôi vừa lên làm việc với với họ. Họ cho biết sẽ xem xét, sắp tới sẽ đến quán để kiểm tra về vụ việc", bà Nền nói.

 Chủ quán nước mía bị đồn kiếm hơn nửa tỷ đồng/tháng ở TP.HCM: Bên thuế mời lên làm việc, tôi rất mệt mỏi - Ảnh 2.

Bà Mai Thị Nền, chủ quán nước mía.

Theo bà, quán nước mía bà có tuổi đời hơn 25 năm và khá nổi tiếng ở huyện Củ Chi. Khách đến quán thưởng thức phần lớn là khách du lịch và người dân địa phương.

Nước mía của quán bà rất đặc biệt, được mọi người yêu thích. Ngoài nguyên liệu chính là mía và sầu riêng, nước mía còn được pha chế thêm đậu xanh đãi vỏ được xay nhuyễn và nước cốt dừa.

"Tôi rất may mắn khi ở đây ai cũng biết đến quán của tôi cả. Tôi xin khẳng định là lượng khách đông nhưng nói thu nhập đến nửa tỷ đồng mỗi tháng là không đúng, chỉ là tin đồn.

Khách bán lúc nhiều lúc ít. Mỗi ngày trung bình quán bán được 300 đến 500 ly nước mía. Giá bán 15.000 đồng/ly còn khoai mì luộc 5.000 đồng/dĩa. Với số lượng nhân viên đông, giá bán này làm gì mà tháng thu nhập hơn nửa tỷ đồng", bà Nền khẳng định.

Theo Như Ý

Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/chu-quan-nuoc-mia-bi-don-kiem-hon-nua-ty-dong-thang-o-tphcm-ben-thue-moi-len-lam-viec-toi-rat-met-moi-20180731165230725.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

CEO Vietnam Airlines: "To rất nhiều lợi thế, nhưng sẽ bị đâm thủng bụng nếu không nhanh và không chịu thay đổi"

Clip phi công và tiếp viên Vietnam Airlines nhảy Bống bống bang bang từng gây sốt hồi đầu năm 2017. Ảnh cắt từ clip của Vietnam Airlines.

Cả Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Minh và CEO Nguyễn Trí Thành của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đều góp mặt tại sự kiện CEO Summit 2018 với nhan đề "Kỷ nguyên Kinh tế trí tuệ nhân tạo: Bài học từ các điển cứu Harvard và tinh hoa thế giới" do Vietnam Report phối hợp cùng báo Vietnamnet tổ chức mới đây.

Trước câu hỏi của một bạn trẻ về việc nên chuẩn bị như thế nào cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Dương Trí Thành - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết: Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những cái mới của thế kỷ 21.

Nhưng theo ông Thành, rào cản không đến từ công nghệ, mà đến từ những cái truyền thống mang tính mặc định, giáo điều.

Rào cản không đến từ công nghệ, mà đến từ những cái truyền thống mang tính mặc định, giáo điều.

"Tôi nghĩ chúng ta là người Việt Nam với nhau, công nghệ thì có rồi, nhưng để phát huy được thì với văn hóa giáo điều phải break-through. Đây là vấn đề rất khó. Từ giáo dục mình nói rất nhiều, đi học cứ học thuộc, liệu có sáng tạo, có tranh luận cởi mở?"

"Giờ là giai đoạn mà chính tôi ngồi đây cũng nghĩ: Vietnam Airlines theo định nghĩa của các hãng hàng không thế giới là thuộc hãng hàng không truyền thống (Traditional full service), giờ có Low-cost (hàng không giá rẻ mà đại diện là VietJet Air - PV), có Hybrid Airlines (mô hình hàng không lai giữa Full service và Low-cost, đại diện là Bamboo Airways - PV). Mình làm thế nào?"

Ông Thành cho biết, mô hình Traditional của Vietnam Airlines định nghĩa về tiêu chuẩn "Business Class" (hạng thương gia), hay "Economy Class" (hạng phổ thông)… Nhưng với mô hình hiện đại, tất cả đã thay đổi: Phương thức bán mới, cách tiếp cận khách hàng mới, kể cả ý tưởng mới về máy bay, cái ghế, dịch vụ, kết nối…

"Tôi nghĩ quan trọng nhất là trí tưởng tượng của mình, nhưng phải có mục tiêu và làm sao để phát huy được. Và để chuẩn bị cho nó phải thay đổi văn hóa - đó là điều khó nhất. Và mới đầu phải nuôi dưỡng nó, tìm phương thức mới".

"Cái mạnh của các công ty Startup là tính linh hoạt rất nhanh. Người ta nói thời đại này là thời đại ông làm nhanh mới thắng, chứ không phải làm to mới thắng. To rất nhiều lợi thế, nhưng sẽ bị đâm thủng bụng nếu mình không nhanh và không chịu thay đổi. Người làm rất nhiều năm như tôi thực ra giờ lại trở thành bất lợi thế", ông Thành chia sẻ.

Và mỗi khi nghĩ đến cái gì mới thì ông lại nghĩ lại những chuyện cách đây 5 - 10 năm. Còn người trẻ, bản chất chưa cần "đổi" họ đã "mới".

Ông Thành sinh năm 1961, làm việc tại Vietnam Airlines từ năm 1991. Từ tháng 10/2008, ông giữ chức Phó Tổng Giám đốc và giữ cương vị Tổng Giám đốc Vietnam Airlines từ tháng 6/2016.

Ông Thành cho rằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng là vô tận, mà với trình độ công nghệ thông tin ngày nay chúng ta có thể hiện thực hóa được.

Về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Vietnam Airlines, mặc dù không phải hãng sản xuất máy bay, nhưng các máy bay Vietnam Airlines đặt hàng đều có sử dụng công nghệ theo dõi tình trạng máy bay, động cơ đang hoạt động trong thời gian thực (real time), hàng triệu dữ liệu của động cơ tàu bay đều có hệ thống phân tích và cảnh báo, và vô vàn chương trình khác như hệ thống đặt giữ chỗ, hệ thống quản trị nhằm tối ưu hóa doanh thu...

Tiếng Anh của tiếp viên Vietnam Airlines tiến bộ vượt bậc, trung bình đạt gần 700 điểm TOEIC

Ông Thành cũng cho biết, trong 2 năm vừa qua, Vietnam Airlines tuyển khoảng 1.500 tiếp viên. Cách thức tuyển dụng chính là phỏng vấn, với những câu hỏi cốt lõi như học vấn, trình độ tiếng Anh.

Nếu như trước đây, trình độ tiếng Anh trung bình của tiếp viên Vietnam Airlines ở mức 500 điểm TOEIC, thì 2 năm vừa qua mức trung bình đã gần 700 điểm TOEIC.

"Quan trọng nhất là tuyển đúng. Tuyển nhầm rồi về đào tạo rất mệt", ông Thành cho biết. Quan điểm này khá tương đồng với quan điểm của TS Masahiro Fukuhara - Founder kiêm CEO Institution for a Global Society (IGS), đơn vị phát triển sản phẩm AI trong tuyển dụng nhằm giảm thiểu những thiên kiến của người trực tiếp tuyển dụng, cũng như giảm thiểu thời gian, chi phí đào tạo sau tuyển dụng.

Năm 2017, Vietnam Airlines đạt doanh thu hơn 83.000 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu của hãng hàng không giá rẻ VietJet Air, nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt hơn 3.100 tỷ đồng, kém xa mức lợi nhuận trước thuế hơn 5.300 tỷ đồng của VietJet.

Năm 2018, Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu ở mức 97.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu khoảng 2.400 tỷ đồng, chỉ bằng 77% so với thực hiện năm 2017.

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/ceo-vietnam-airlines-to-rat-nhieu-loi-the-nhung-se-bi-dam-thung-bung-neu-khong-nhanh-va-khong-chiu-thay-doi-20180731152550459.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

FLC: Doanh thu 6 tháng tăng 84% nhưng lợi nhuận hoàn thành chưa đầy 1/4 kế hoạch cả năm

Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu thuần tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 3.000 tỷ đổng, tương ứng mức tăng 130%.

Tuy doanh thu thuần tăng gần 1.700 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của FLC chỉ tăng 20 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, từ 5 tỷ đồng lên 25 tỷ đồng.

Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, FLC đạt doanh thu gần 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 124 tỷ đồng. Doanh thu tăng trưởng 84% nhưng lợi nhuận FLC sụt giảm khoảng 12%.

Năm 2018, FLC đặt mục tiêu doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 560 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, FLC hoàn thành 42% và 22% kế hoạch cả năm.

FLC: Doanh thu 6 tháng tăng 84% nhưng lợi nhuận hoàn thành chưa đầy 1/4 kế hoạch cả năm - Ảnh 1.

Tại thời điểm 30/6/2018, tổng giá trị tài sản của FLC là 26.252 tỷ đồng, tăng 3.457 so với hồi đầu năm.

Thời gian gần đây, FLC đang tích cực chuẩn bị để Bamboo Airways cất cánh, bao gồm ký thỏa thuận mua máy bay của Boeing và Airbus, tuyển nhân sự gồm tiếp viên và phi công, cũng như hoàn tất các thủ tục trình hồ sơ để được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Hãng hàng không này đặt mục tiêu chính thức cất cánh vào ngày 10/10/2018.

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/flc-doanh-thu-6-thang-tang-84-nhung-loi-nhuan-hoan-thanh-chua-day-1-4-ke-hoach-ca-nam-20180731153658147.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Không phải iPhone, đây mới là mảng kinh doanh có thể biến Apple thành công ty nghìn tỷ đô

Sau khi công bố kết quả thu nhập quý hai của mình vào ngày mai, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ thấy được sự tăng trưởng mạnh của công ty trong mảng kinh doanh dịch vụ, bao gồm Apple Music, iCloud và Apple Pay.

Một số người còn tin rằng Apple có thể sẽ báo cáo doanh thu dịch vụ lên đến 9,2 tỷ USD, tăng 27% so với quý tháng 6 năm ngoái.

Apple là một trong số ít các công ty công nghệ (cùng với Amazon và Microsoft) mà có cơ hội đạt được định giá 1 nghìn tỷ USD. Nếu muốn đạt được cột mốc đó trong tương lai gần, Apple sẽ cần phải có một buổi báo cáo thu nhập xuất sắc vào ngày thứ ba. Và cơ hội lớn nhất để công ty có thể đạt được điều đó là thông qua doanh thu dịch vụ.

Nếu mảng dịch vụ đại diện cho tương lai của Apple, thì iPhone đại diện cho hiện tại của công ty. Trước khi báo cáo thu nhập hàng quý vào tháng 3, các mối lo ngại đã tăng cao khi mà siêu phẩm điện thoại của Apple, chiếc iPhone X không được bán chạy cho lắm, bởi vì mức giá đắt đỏ của chiếc điện thoại này (1000 USD). Khi kết quả được ra mắt, lại là một câu chuyện khác hẳn. Apple đã bán ra được 52,2 triệu chiếc iPhone trong quý đó, đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích là 52 triệu chiếc. Giá bán trung bình của những chiếc điện thoại cho thấy có nhiều chiếc iPhone X đã được bán ra.

Không phải iPhone, đây mới là mảng kinh doanh có thể biến Apple thành công ty nghìn tỷ đô - Ảnh 1.

Quý thứ hai là một quý thường mềm mỏng hơn cho doanh số của iPhone, và các nhà phân tích dự kiến Apple sẽ bán ra được khoảng 42 triệu chiếc điện thoại. Apple dự kiến cũng sẽ cho ra mắt 3 mẫu điện thoại mới vào tháng 9, và có thể sẽ có mẫu giống iPhone X nhưng với giá bán rẻ hơn.

Nhìn chung, Apple đã trở thành một công ty dễ dự đoán hơn trong năm qua. Công ty cho biết vào quý trước rằng họ dự kiến doanh thu sẽ rơi vào khoảng từ 51,5 cho đến 53,5 tỷ USD. Các nhà phân tích của Thomson Reuters ước tính kết quả sẽ rơi vào khoảng giữa, ở mức 52,3 tỷ USD. Apple báo cáo doanh thu 44,5 tỷ USD trong quý thứ hai của năm ngoái.

Nhà phân tích Neil Cybart cũng chỉ ra trong một nghiên cứu gần đây rằng trong vòng 3 tháng trở lại, cổ phiếu của Apple đã có một sự giảm biến động rõ rệt, và điều này có nghĩa sẽ có ít sự bất đồng về hiệu suất và giá trị tương lai của công ty. Từ tháng 4 đến tháng 6, khối lượng giao dịch của Apple đã giảm 20% so với từ tháng 1 đến tháng 3, theo Cybart cho biết. Ông viết: "Dù thiếu sự biến động, cổ phiếu của Apple đã tăng mạnh 13% kể từ báo cáo thu nhập năm 2018 (S&P 500 đã tăng 6% trong cùng giai đoạn)."

Các nhà phân tích của Apple dường như cũng không lo lắng lắm về nguy cơ cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc sẽ có tác động tiêu cực đến doanh số bán iPhone.

Tham khảo Fast Company

Theo Kon

Trí thức trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/khong-phai-iphone-day-moi-la-mang-kinh-doanh-co-the-bien-apple-thanh-cong-ty-nghin-ty-do-20180731142844115.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Bài học bán sách best-seller của một chủ biên tạp chí: Dám chi 70% lợi nhuận cho nhân viên thân tín

Nội dung bài viết tham khảo cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ - Lão Mạc.

Đồng là chủ biên của một tạp chí đã được 10 năm. Đây là tạp chí du lịch có số lượng phát hành nhiều nhất toàn quốc, mỗi tháng phát hành khoảng 500 nghìn cuốn, cũng được xếp vào hàng lão làng trong giới truyền thông sách báo. Thu nhập của tòa soạn không chỉ phụ thuộc vào doanh số phát hành mà còn cả quảng cáo, lợi nhuận quảng cáo cũng được mấy triệu tệ.

Tòa soạn phát triển đến quy mô này là viễn cảnh trong mơ của rất nhiều người, nhưng Đồng vẫn muốn thử sức trong lĩnh vực xuất bản sách, nhằm tận dụng triệt để lợi thế nội dung và các mối quan hệ của mình.

Sách và tạp chí tuy đều là những sản phẩm xuất bản nhưng phương thức làm việc lại có nhiều khác biệt.

Trước hết, nhìn từ nội dung thì tạp chí chỉ là điểm tin, mỗi bài đăng chỉ đề cập về một vấn đề nào đó trong phạm vi vừa phải. Trong khi đó nội dung sách cần nêu đầy đủ, chi tiết từ những câu chuyện có liên quan, có những danh nhân nào liên quan, đặc điểm kiến trúc, khung cảnh xung quanh đến cả hàng quán, món ăn đặc sản của khu vực gần đó.

Tạp chí là sản phẩm tiêu thụ nhanh, chỉ bán trong vòng một tháng nên nó phải nhanh chóng cập nhật những tin tức mới nhất. Ngược lại, sách là mặt hàng tiêu thụ lâu dài, phải đảm bảo trong vòng 1- 2 năm vẫn có người mua nên cần phải lựa chọn những đề tài có tính trường kì, tính sưu tầm cao.

Mạng lưới bán sách và tạp chí cũng không giống nhau. Tạp chí thường được bán ở các sạp báo, còn sách thường được bán trong cửa hiệu, đối tượng kinh doanh trung gian cũng không giống nhau, đồng thời phương thức hồi vốn cũng khác nhau. Tạp chí đã được các sạp báo trả tiền trước khi được in còn sách phải được bán trong thời gian 3 tháng đến nửa năm mới được kết toán, nếu không bán hết thì có thể trả lại cho nhà sách.

Đồng liền triệu tập cuộc họp đầy đủ trưởng ban biên tập, phòng phát hành và phòng quảng cáo, nói thẳng vào vấn đề. Theo đó tòa soạn trong năm nay dự định phát hành 2 cuốn sách cũng như hi vọng mọi người sẽ dốc toàn bộ sức lực viết một kế hoạch triển khai dựa trên công việc chuyên môn của mình, một tuần sau nộp cho anh.

Một tuần sau, ba trưởng ban đã nộp cho anh bản kế hoạch triển khai. Đồng cho ba trưởng ban đọc chéo kế hoạch của nhau để có những điều chỉnh thích hợp, mỗi một phòng ban đều phải cân nhắc đến cả lợi ích của phòng ban khác chứ không chỉ nghĩ cho riêng bộ phận mình. Sau ba lần thảo luận, cuối cùng họ cũng thống nhất được phương án thực hiện.

Đồng rất hài lòng và cho biết thêm tòa soạn không có ý định thành lập phòng ban chuyên môn, cũng không giao cho ai chuyên phụ trách việc này cả, giao hết cho 3 trưởng ban.  Dự án này chỉ có thể làm lúc rảnh rỗi mà thôi, không được ảnh hưởng đến công việc chung.

Bài học bán sách best-seller của một chủ biên tạp chí: Dám chi 70% lợi nhuận cho nhân viên thân tín - Ảnh 2.

Bù lại hai cuốn sách này có thể mang về thu nhập khoảng 200 nghìn tệ trong đó chi phí đầu tư sẽ do tòa soạn bỏ ra, 30% lợi nhuận thuộc về tòa soạn, 30% cho biên tập và 40% cho phát hành. Thu nhập từ quảng cáo thì ban quảng cáo hưởng 30%, tòa soạn hưởng 30%, còn biên tập và phát hành mỗi ban 20%.

Ba trưởng ban đều đã dự tính trước lần này sẽ cống hiến cho tòa soạn mà không được công lao gì, không ngờ lãnh đạo lại có sự đãi ngộ hậu hĩnh như thế, trong lòng cảm thấy vô cùng phấn khởi và hiệp lực hoàn thành nhiệm vụ.

Ba tháng sau, hai cuốn sách 100 danh lam thắng cảnh thế giới và Những thị trấn đẹp nhất thế giới ra lò và ngay lập tức lọt vào top 10 cuốn sách best-seller. Nửa năm sau, ba trưởng ban lần lượt nhận được số tiền thưởng lên tới hàng trăm nghìn tệ.

Những cuốn sách mà tòa soạn của Đồng xuất bản đồng thời cũng trở thành tâm điểm chú ý của những người trong giới, sau đó, anh còn hợp tác với nhiều nhà xuất bản khác để cho ra đời mấy chục đầu sách nữa, tất cả đều rất thành công. Thông qua việc xuất bản sách, dần dần Đồng đã lôi kéo được nhiều nhân viên có năng lực trong ngành xuất bản về công ty mình.

Có người thắc mắc ba trưởng ban là nhân viên đã được nhận lương tháng từ ông chủ, theo lí mà nói, cho dù có làm thêm giờ thì cũng chỉ nhận thêm một chút tiền công là xong. Tại sao Đồng không những trả lương cho nhân viên, mà còn cung cấp thương hiệu và mạng lưới của chính mình, quan trọng hơn cả là chia 70% lợi nhuận bán hàng cho nhân viên nữa.

"Ba trưởng ban này đều làm việc ở tòa soạn của tôi được 3, 4 năm rồi, mang lại cho họ càng nhiều tiền thì họ càng yên tâm làm việc, đó chính là "lợi người ích ta", cả hai bên đều vui vẻ. Chúng tôi đã dùng cách này để kích thích sự nhiệt tình và sáng tạo của họ trong công việc.

Tôi tin rằng, chính khả năng vượt trội của họ đã mang đến thành công vang dội cho những đầu sách của tòa soạn, do đó, cũng nên trích một phần lợi nhuận của tòa soạn để thưởng cho họ. Việc tôi không mất một đồng tiền vốn nào mà vẫn có thể vận hành dự án mới vốn đã là một thành công rồi, huống hồ bây giờ lại lãi thêm hàng trăm triệu nữa", Đồng cho biết.

Chưa kể Đồng chưa từng xuất bản sách, theo lí mà nói nếu muốn làm thì phải hợp tác với nhà xuất bản khác hoặc mời người về phụ trách mảng này. Thực ra chỉ cần tuyển thêm 3, 4 nhân viên nữa là làm được ngay. Nhưng nhân viên mới không quen với tình hình tòa soạn, chí ít cũng phải mất 2 tháng mới có thể bắt đầu được. Sau 2 tháng, nếu họ muốn bắt đầu dự án thì cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của ba trưởng ban kia, mà điều này e rằng rất khó.

Còn nếu lôi kéo những nhân viên xuất sắc trong ngành xuất bản về tòa soạn thì sách mà họ biên tập chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ phong cách của nhà xuất bản cũ, rất khó có được bản sắc riêng mà Đồng đang có. Sách không hay thì khó có thể chiếm lĩnh thị trường.

Yên Nhiên

Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/bai-hoc-ban-sach-best-seller-cua-mot-chu-bien-tap-chi-dam-chi-70-loi-nhuan-cho-nhan-vien-than-tin-20180731113638475.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Hết treo thưởng 1 tỷ, Con Cưng lại nhắn tin trấn an không bán hàng “dỏm” cho khách

Sau khi đưa ra số tiền thưởng lên tới 1 tỷ đồng cho khách hàng đầu tiên phát hiện Con Cưng nhập hàng không chính hãng, doanh nghiệp này cũng đã nhắn tin trực tiếp đến nhiều khách hàng quen thuộc của hệ thống, tiếp tục khẳng định chất lượng sản phẩm .

Một vị khách của Con Cưng cho biết, tối muộn ngày 29/7, anh bất ngờ nhận được tin nhắn từ hệ thống Con Cưng với nội dung: "100% sản phẩm tại ConCung chính hãng. Khách hàng có thể kiểm chứng thông tin tại tất cả nhà cung cấp. Cám ơn quý khách đã luôn ủng hộ".

Không chỉ riêng vị khách này, trên Facebook, nhiều khách hàng cũng chia sẻ nhận được tin nhắn trấn an của hệ thống với nội dung tương tự, sau khi những lùm xùm liên quan đến xuất xứ sản phẩm của Con Cưng bị tố giác.

 Hết treo thưởng 1 tỷ, Con Cưng lại nhắn tin trấn an không bán hàng “dỏm” cho khách - Ảnh 1.

Nội dung tin nhắn Con Cưng gửi đến khách hàng sau sự việc bị tố gian lận tem mác sản phẩm.

Không chỉ nhận tin nhắn, khi truy cập trang web hoặc fanpage của Con Cưng, các "thượng đế" cũng nhận được dòng thông báo khẳng định lập trường ban đầu của siêu thị, không bán hàng "dỏm cho khách".

Thậm chí, các tin nhắn trên website còn đính đường link dẫn đến các tài liệu chứng từ như Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan), Vận Đơn (Bill of Landing) hay Thư xác nhận của Nhà cung cấp về đơn đặt hàng theo thương hiệu CF Con Cưng.

 Hết treo thưởng 1 tỷ, Con Cưng lại nhắn tin trấn an không bán hàng “dỏm” cho khách - Ảnh 2.

Từ website đến fanpage, Con Cưng cũng đều nhắn tin trấn an khách hàng.

Theo chia sẻ của chị Minh Anh (một khách hàng của Con Cưng), mặc dù việc đưa các thông khẳng định nguồn gốc xuất xứ của Con Cưng trong thời gian vừa qua là một cách xử lý khủng hoảng có tính cầu thị, giải đáp phần nào thắc mắc của khách hàng, tuy nhiên, điều khiến chị không hài lòng đó là Con Cưng thông qua quá nhiều kênh thông tin nên khiến khách hàng có cảm giác bị làm phiền.

"Ở đâu cũng thấy thông cáo báo chí, rồi nhắn tin, treo thưởng 1 tỷ đồng, có thể Con Cưng hi vọng lấy lại niềm tin của khách hàng, nhưng nhiều thứ quá nên cảm thấy hơi khó chịu. Nhất là khoản thưởng, rất không thực tế, chẳng lẽ đi mua thật nhiều hàng hóa để kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hay sao. Quan trọng nhất vẫn là rà soát lại hệ thống, nếu có sai sót thì sửa để chất lượng hàng hóa tốt hơn", chị Anh phân tích.

Cũng theo vị khách này, hiện giờ, chị vẫn đặt niềm tin vào doanh nghiệp vì đây là nơi mua hàng thân thuộc, tuy nhiên, chị cũng như nhiều vị khách vẫn phải khách quan chờ kết luận của cơ quan chức năng về sự việc, trước khi quyết định mua sản phẩm Con Cưng trở lại.

Mặc dù ủng hộ Con Cưng, song chị Thanh Hằng (một khách hàng của siêu thị) cho rằng, những điều này chưa đủ để khẳng định siêu thị "trắng án".

"Mặc dù Con Cưng khẳng định sản phẩm Made In Thailand, nhưng lại mã vạch bắt đầu bằng 0012, truy xuất không ra quốc gia hay thông tin nào cả. Theo tôi biết thì mã Thái Lan bắt đầu phải là 885. Chính vì điều này mà ngay cả khi doanh nghiệp đưa các giấy tờ, chứng từ ra giải thích, thì nhiều người tiêu dùng như tôi vẫn thấy hoang mang", chị Hằng nói.

Theo chị, sản phẩm chất lượng tốt lưu thông trên thị trường là do phần làm việc của doanh nghiệp và cơ quan chức năng từ các khâu sản xuất, nhập khẩu cho đến kiểm tra, phân phối. Người tiêu dùng, dù có tìm hiểu kỹ thế nào, cũng khó có thể phát hiện sản phẩm có yếu tố gian lận nếu doanh nghiệp đã chủ đích làm giả, hoặc tìm cách qua mặt khách hàng.

Thắc mắc của chị Thanh Hằng cũng là nghi ngại của nhiều khách hàng của Con Cưng. Bản thân hệ thống này cũng thừa nhận, những ngày qua, đã phải giải đáp cho rất nhiều câu hỏi về chất lượng, nguồn gốc các sản phẩm đang bày bán.

 Hết treo thưởng 1 tỷ, Con Cưng lại nhắn tin trấn an không bán hàng “dỏm” cho khách - Ảnh 3.
 Hết treo thưởng 1 tỷ, Con Cưng lại nhắn tin trấn an không bán hàng “dỏm” cho khách - Ảnh 4.

Hệ thống Con Cưng đăng tải các chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm lên Website.

Trong diễn biến mới nhất, tại buổi làm việc với Cục quản lý thị trường TP HCM chiều 30/7, ông Nguyễn Quốc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Con Cưng cho biết, có khoảng 30% sản phẩm kinh doanh trong chuỗi siêu thị được gia công tại nước ngoài.

Trong buổi làm việc này, vẫn giữ lập trường cũ, Con Cưng khẳng định 100% hàng hóa có giấy tờ chứng minh xuất xứ. Những sản phẩm bị khiếu nại của khách hàng hay thu giữ của cơ quan quản lý thị trường là do sai sót từ đơn vị gia công ở Thái Lan và lý do khách quan như đối tác của Con Cưng đổi tên công ty (với kem massage bụng Titione).

Lý giải về việc không tìm được thông tin mã vạch trên sản phẩm CF, ông Minh phân trần, "Đây là mã quản lý nội bộ sản phẩm, để việc thống kê, đánh giá tồn kho hàng hóa tại siêu thị thuận tiện, dễ dàng hơn".

Hiện tại, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, phía quản lý thị trường chưa công bố bất cứ kết luận nào về hoạt động kinh doanh của Con Cưng. Tuy nhiên, theo vị này, việc kiểm tra toàn diện Con Cưng sẽ tiếp tục, theo quyết định số 2611/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ký ngày 24/7.

Sự việc khách hàng tố Con Cưng cắt mác cũ, thay mác Thái Lan vào sản phẩm là sự việc mở đầu cho chuỗi khủng hoảng của doanh nghiệp này trong suốt thời gian qua. Đây không phải lần đầu Con Cưng dính "phốt".

Hồi tháng 9/2016, báo Pháp luật Việt Nam có đăng tải thông tin, khách hàng ở TP HCM khiếu nại Con Cưng bán hàng kém chất lượng, chậm chạp và đùn đẩy trách nhiệm bảo hành sản phẩm bình vắt sữa bằng tay hiệu Papa, máy xay cầm tay hiệu BRAUN.

Theo Hoàng Linh

Nhịp sống kinh tế

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/het-treo-thuong-1-ty-con-cung-lai-nhan-tin-tran-an-khong-ban-hang-dom-cho-khach-20180731142207459.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

300 nhà đầu tư gửi đơn tố cáo chủ mỏ đào tiền ảo Sky Mining

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Dũng, một trong những nhà đầu tư có mặt tại Công an quận Phú Nhuận (TP HCM) chiều 30-7 để gửi đơn tố cáo Tổng giám đốc HTX Bầu trời công nghệ ( Sky Mining ) Lê Minh Tâm, cho biết nhóm anh đã tập hợp được khoảng 300 đơn tố cáo từ các nhà đầu tư tham gia hệ thống Sky Mining (góp tiền mua máy đào tiền ảo, hưởng lãi suất 300%).

"Hiện chúng tôi đã tập hợp được khoảng 300 đơn tố cáo từ các nhà đầu tư đã bỏ tiền góp vốn mua máy đào tiền ảo tại Sky Mining. Còn nhiều nhóm nhà đầu tư khác cũng đang tập hợp, gửi đơn kiện Tổng giám đốc Sky Mining Lê Minh Tâm sau khi ông này "mất tích" - anh Dũng nói.

Theo đơn tố cáo của những người này, các nhà đầu tư được ban lãnh đạo Sky Mining chia sẻ về dự án và quảng bá đây là tổ chức chuyên đầu tư mua máy về đào tiền ảo, nhà đầu tư góp vốn với nhiều mức tiền khác nhau, từ 500 USD tới hàng ngàn USD. Mức lợi nhuận nhà đầu tư sẽ hưởng lên tới 300% trong thời gian 12-15 tháng. Có ký hợp đồng góp vốn.

 300 nhà đầu tư gửi đơn tố cáo chủ mỏ đào tiền ảo Sky Mining - Ảnh 1.

Một số nhà đầu tư đang trao đổi với phóng viên chiều 30-7

"Sau thời gian đầu trả lãi đúng hẹn. Đến khoảng tháng 6-2018, công ty bắt đầu chậm trễ và không trả lãi suất như cam kết. Đến 21-7, ban lãnh đạo Sky Mining thông báo về sự vắng mặt của tổng giám đốc và hiện giờ chúng tôi không nhận được bất kỳ khoản tiền nào, không có thông báo chính thức từ phía công ty. Tính sơ bộ có khoảng 11.000 nhà đầu tư đã rót tiền vào mạng lưới này" – anh Thành, một nhà đầu tư cho biết.

Anh Thành tham gia Sky Mining từ thời điểm đầu và rót tổng cộng 75.000 USD vào mạng lưới đào tiền ảo này, với kỳ vọng hưởng mức lãi suất cao. "Đến giờ, tổng giám đốc biến mất, tôi đang còn khoảng 35.000 USD vốn chưa lấy lại được. Ông Lê Minh Tâm có dấu hiệu chiếm đoạt toàn bộ số tiền đầu tư của chúng tôi sau khi mất tích" – anh Thành nói.

Đại diện Công an quận Phú Nhuận cho biết chiều 30-7 có tiếp nhận đơn tố cáo của một nhóm nhà đầu tư vào Sky Mining. Trước đó, cơ quan công an cũng đã tiếp nhận 9 đơn tố cáo, đã mời lên làm việc với 4 nhà đầu tư. Nội dung vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, xác minh làm rõ.

Trước đó, đêm 29-7, ông Lê Minh Tâm đã bất ngờ đăng tải đoạn video giải thích vụ việc lùm xùm tại Sky Mining những ngày qua và cho biết đang đi Mỹ để "chữa bệnh", hứa sẽ về giải quyết những rắc rối với các nhà đầu tư.

 300 nhà đầu tư gửi đơn tố cáo chủ mỏ đào tiền ảo Sky Mining - Ảnh 2.

Hình ảnh ông Lê Minh Tâm Livestream (trái) được các cư dân mạng ghi lại

Trong khi đó, tại trụ sở Sky Mining số 202B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận chiều 30-7, phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận văn phòng công ty đã đóng cửa, bảng hiệu Sky Mining cũng không còn. Rất nhiều nhà đầu tư đến rồi thất vọng ra về vì không liên lạc được với ban lãnh đạo công ty. Đây là khu văn phòng cho thuê có nhiều công ty đăng ký địa chỉ trụ sở.

"Sáng nay, có cả một số nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ tiền vào Sky Mining đến tìm nhưng không gặp ai. Có người còn khóc sau khi biết tổng giám đốc công ty này mất tích" – một nhân viên bảo vệ tại khu văn phòng 202B Hoàng Văn Thụ nói.

Theo Thái Phương

NLĐ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/300-nha-dau-tu-gui-don-to-cao-chu-mo-dao-tien-ao-sky-mining-20180731083023287.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Bê bối vắc xin ám ảnh chứng khoán Trung Quốc, công ty sản xuất thuốc cho lợn cũng mất gần 500 triệu USD

Nạn nhân là Công ty công nghệ sinh học Thượng Hải Hile, vốn hoạt động hoàn toàn trong lĩnh vực bán vắc xin cho lợn và gia cầm. Trong 6 ngày qua, giá trị vốn hóa của công ty đã giảm tới 34% sau khi một công ty khác bị phát hiện kinh doanh vắc xin kém chất lượng cho người.

Đất nước Trung Quốc, với hơn 1 tỷ dân, đang quay cuồng trong vụ bê bối dược phẩm lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Công ty Nghiên cứu Kỹ thuật sinh học Trường Sinh (gọi tắt là Trường Sinh) là tâm điểm của cuộc khủng hoảng khi bị phát hiện bán hàng trăm nghìn liều vắc xin giả cho người, trong đó phần lớn là những loại thuốc được tiêm cho trẻ em.

Hiện tại, các điều tra viên của Chính phủ Trung Quốc đang được lệnh rà soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Trường Sinh cũng như kiểm tra lại quá trình sản xuất thuốc mà công ty này đã làm trước đó. Nhiều lãnh đạo công ty, bao gồm cả chủ tịch, đã bị bắt vì bê bối.

Dù không gây nguy hiểm cho trẻ em nhưng vụ bê bối của Trường Sinh đã tạo ra một cơn địa chấn với ngành dược phẩm Trung Quốc, dẫn tới việc các nhà đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu các công ty sản xuất vắc xin. Ngay sau vụ bê bối vỡ lở, Công ty công nghệ sinh học Thượng Hải Hile đã ra thông báo khẳng định họ hoàn toàn không sản xuất vắc xin cho người. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không ngăn 483 triệu USD bị thổi bay khỏi giá trị vốn hóa của công ty.

Bê bối vắc xin ám ảnh chứng khoán Trung Quốc, công ty sản xuất thuốc cho lợn cũng mất gần 500 triệu USD - Ảnh 1.

Dù chỉ sản xuất thuốc cho lợn và gia cầm nhưng bê bối vắc xin giả vấn khiến cổ phiếu của Công ty công nghệ sinh học Thượng Hải Hile cắm đầu lao dốc.

Đợt bán tháo cổ phiếu các công ty dược phẩm vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Hôm 30/7, nhà chức trách Trung Quốc khẳng định những công ty dược phẩm vi phạm nghiêm trọng trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng có thể bị hủy niêm yết. Các nhà sản xuất dược phẩm cũng nằm trong nhóm bị kiểm soát đặc biệt với những quy tắc quản lý nghiêm ngặt bởi nguy cơ xảy ra các sự cố y tế công cộng. Nhiều cổ phiếu vì thế mà bị bán tháo.

Ngoài công ty Trường Sơn, hai công ty khác cũng đang hứng chịu đợt "tắm máu" là Công ty Sản phẩm Sinh học Trùng Khánh Zhifei và Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao Trường Xuân. Những bê bối liên quan tới thuốc kém chất lượng khiến cổ phiếu của những công ty này liên tục bị bán sàn trong những ngày vừa qua.

Trung Quốc, từng nhiều lần bị rúng động bởi bê bối liên quan tới thực phẩm. Vài năm trước, vụ việc sữa nhiễm melamine đã khiến nhiều người phải lĩnh án tử hình. Trong vụ việc lần này, dù vắc xin không gây hại tới tính mạng trẻ em nhưng nhà chức trách Trung Quốc cho thấy họ không có ý định nhẹ tay với các công ty vi phạm.

Nỗi lo sợ khiến các nhà đầu tư "bán nhầm còn hơn bỏ sót" và những công ty như Công ty công nghệ sinh học Thượng Hải Hile là nạn nhân.

Theo Linh Anh

Trí thức trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/be-boi-vac-xin-am-anh-chung-khoan-trung-quoc-cong-ty-san-xuat-thuoc-cho-lon-cung-mat-gan-500-trieu-usd-20180731081015975.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Mercedes-Benz E-Class - Tô điểm chuyến đi trên dải đất miền Trung

Mercedes-Benz E-Class (W213) được ra mắt thị trường từ năm 2016, đến nay dòng xe này vẫn đứng vững ngôi vị dẫn đầu phân khúc sedan hạng sang của mình và là dòng xe mang nhiều đột phá cả về công nghệ thiết kế lẫn tính năng.

E-Class khẳng định là mẫu xe chiến lược của Mercedes- Benz. Chỉ trong nửa đầu năm 2017 doanh số của chiếc xe này đã tăng trưởng đến 68,4% và đạt mức 181.940 xe góp phần vào sự tăng trưởng đáng kể của Mercedes- Benz trên toàn cầu. Không chỉ vượt trội về công nghệ mà dòng xe này còn có sự đa dạng trong các biến thể. Hiện nay dòng xe này có 3 phiên bản được phân phối tại Việt Nam bao gồm:  E 200, E 250 và E 300 AMG.

Mercedes-Benz E-Class - Tô điểm chuyến đi trên dải đất miền Trung - Ảnh 1.

Ông Choi Duk Jun, Tổng Giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam và chủ đầu tư khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng.

E-Class được đánh giá cao nhờ vào thiết kế nội thất đẹp mắt, chất liệu cao cấp, khả năng vận hành hiệu quả. Đặc biệt, E-Class thế hệ mới đạt đến độ an toàn cực kỳ cao – một lý do thuyết phục để trở thành chiếc xe chuyên chở cao cấp. E-Class vượt xa tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Ủy ban An toàn Giao thông châu Âu (EURO NCAP) ở tất cả các hạng mục.

Chiếc xe là thành quả từ hàng loạt tính năng an toàn như Hỗ trợ đỗ xe tự động Parking Pilot tích hợp Camera lùi hoặc Camera 3600; ATTENTION ASSIST; ESP Curve Dynamic Assist; Crosswind Assist; phanh tay điều khiển điện với chức năng nhả phanh thông minh; hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill-Start Assist) cùng 9 túi khí an toàn; hệ thống đèn LED toàn phần thông minh.

Mercedes-Benz E-Class - Tô điểm chuyến đi trên dải đất miền Trung - Ảnh 2.

Mercedes E Class tại Khách sạn Grand Mercure tại Đà Nẵng.

Ông Choi Duk Jun, Tổng Giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam chia sẻ: “Với sự vận hành êm ái và tiện nghi vượt trội, E-Class chắc chắn sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời cùng du khách của Grand Mercure Danang trên mỗi chuyến đi.”

Với sức kiểu dáng hiện đại và sang trọng Mercedes- Benz E-Class là sự lựa chọn hoàn hảo cho các khách sạn cao cấp.Vừa qua, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) cùng Đại lý ủy quyền An Du đã chính thức bàn giao 6 xe E-Class thế hệ mới cho Công Ty Cổ Phần ĐTXD & PTHT Nam Việt Á – chủ đầu tư khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng.

Những Mercedes-Benz E-Class này bao gồm 2 xe E 200 và 4 xe E 250 được Công ty Nam Việt Á đầu tư để nâng cấp đội xe chuyên chở cho khách sạn đẳng cấp của mình tại thành phố cảng miền Trung. Bước đi này cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư và ban quản lý khách sạn đến chất lượng nghỉ dưỡng của du khách, thể hiện mong muốn nâng cao trải nghiệm của du khách trong thời gian lưu trú tại Grand Mercure Đà Nẵng nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/mercedes-benz-e-class-to-diem-chuyen-di-tren-dai-dat-mien-trung-20180730162353506.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc?

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 1.

Một siêu thị tiêu dùng nằm trong Landmark 81 – toà nhà cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại vừa đi vào hoạt động khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, bởi đây lại chính là siêu thị VinMart vốn rất quen thuộc nhưng đã hoàn toàn "lột xác" hoàn toàn về quy mô, diện mạo.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 2.

Với tổng diện tích hơn 4.500m2, VinMart LandMark 81 là siêu thị có quy mô lớn nhất khu vực phía Nam của thương hiệu VinMart. Điểm khác biệt của siêu thị này là xuất hiện khá nhiều tiện ích, dịch vụ độc đáo như gian hàng chất lượng cao We Care, bao gồm các mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng nhập khẩu cao cấp.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 3.

Khu vực "Bếp nhà mình", thực phẩm được sơ chế sẵn xuất hiện tại siêu thị, thu hút sự chú ý của không ít khách hàng. Theo nhân viên VinMart, nguồn nguyên liệu đều là nông sản VinEco.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 4.

"Với những người bận rộn như tôi, thì việc mua thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn là một giải pháp hợp lý, giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều", chị Mai Hương (một khách hàng mua sắm tại siêu thị) cho biết.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 5.

Quy mô của các gian hàng rau củ quả sạch khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 6.

Không đơn thuần còn là một siêu thị bán lẻ với quy mô tầm trung như trước đây, VinMart bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam được nhiều người tiêu dùng ví như một đại siêu thị.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 7.

Tại đây còn cung cấp thêm dịch vụ đi chợ hộ, giúp tiết kiệm thời gian mua sắm và nấu nướng cho người nội trợ.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 8.

Điểm độc đáo nữa của siêu thị là có thêm khu vực Kid Zonze, thiết kế dành riêng cho khách hàng trẻ nhỏ với gian hàng kẹo ngọt, góc vẽ tượng, thư viện truyện tranh và thế giới trò chơi.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 9.

Quầy ăn uống Cafeteria giúp khách hàng có thể nghỉ chân và dùng bữa trong khi mua sắm.

Siêu thị rộng 4.500m2 trong tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 có gì độc? - Ảnh 10.

Sự xuất hiện của VinMart LandMark 81 nâng tổng số siêu thị VinMart trên cả nước lên con số 71. Chỉ tính riêng trong khu vực miền Nam hiện nay, hệ thống đã có 41 siêu thị, hơn 600 cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh VinMart, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam cũng xuất hiện 7 cửa hàng tiện lợi VinMart+ bố trí ngay tầng một từng tòa tháp để phục vụ khách hàng mua sắm.

Theo Hoàng Linh

Nhịp sống kinh tế

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/sieu-thi-rong-4500m2-trong-toa-nha-cao-nhat-viet-nam-landmark-81-co-gi-doc-20180730175756897.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Bí kíp tăng trưởng 50 lần sau 10 năm của doanh nghiệp có doanh thu 2.000 tỷ

Ông Đặng Thế Tài, Tổng giám đốc CMC SISG cùng cộng sự đã chia sẻ những bí mật đã giúp đưa doanh nghiệp của mình đi từ zero tới doanh số 2.000 tỷ đồng và hiện vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.

Ông Đặng Thế Tài nhận trách nhiệm lèo lái con thuyền CMC SISG trong một hoàn cảnh éo le: Giám đốc kinh doanh ra đi, đội ngũ thuần kỹ thuật không biết sẽ kinh doanh như thế nào, doanh nghiệp không có nhiều vốn, lại mới được thành lập, đang lỗ, chưa có tài sản nên ngân hàng không cho vay, và người cầm lái - ông Tài - cũng chưa biết gì về quản lý doanh nghiệp...

CMC SISG lúc đó hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hệ thống phần cứng, cung cấp giải pháp phần mềm cho các dự án trường đại học, ngân hàng.

Trong 12 năm, từ 2006 đến 2018, ông Tài cùng 70 đồng sự đã đưa doanh số từ con số 44 tỷ đồng lên mức 2.000 tỷ đồng (dự kiến) với số lượng nhân lực tăng lên tới 330 người.

Doanh số tăng gần 50 lần, nhân sự tăng gần 7 lần. Họ đã làm như thế nào?

Theo ông Tài, niềm tin và cách tư duy đúng sẽ giúp định hướng được chiến lược phát triển đường dài.

Tầm nhìn tạo động lực đi từ sự thấu hiểu khách hàng

Doanh nghiệp cần định hướng tầm nhìn lâu dài. Có tầm nhìn lâu dài thì mới kiên định đi theo con đường mình chọn.

Ông Tài cùng các cộng sự đã chọn con đường gai góc nhất, giữ vững tinh thần trong hoàn cảnh khó nhất để vượt qua các thách thức, đón đầu xu thế phát triển và phát triển nhanh.

Khi khó khăn, nhân viên hỗ trợ công ty, kể cả cho vay tiền trả lương. Khi thành công, công ty cùng chia lợi ích cho nhân viên.

Trước hết, vẫn theo ông Tài, cần hiểu khách hàng để xây dựng nhóm sản phẩm dịch vụ của mình phù hợp nhu cầu của họ và điều chỉnh hệ thống, tổ chức, phương thức làm việc để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Song song với đó, sẵn sàng từ bỏ những nhóm sản phẩm dịch vụ dễ bán nhưng cạnh tranh nhiều, để chọn con đường phát triển sản phẩm, dịch vụ đột phá để gắn kết khách hàng thân thiết với doanh nghiệp mình. Tất cả xuất phát từ khách hàng.

Văn hóa vững mạnh kết nối từng cá nhân

Theo ông Tài, văn hóa của doanh nghiệp phải bắt đầu từ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, và điều này quan trọng hơn chiến lược rất nhiều.

Chiến lược có thể thay đổi theo thời kỳ, theo năng lực của mình. Văn hóa cần được điều chỉnh từ những tư duy, hành vi nhỏ nhất để có thể trở nên lớn mạnh đường dài. Tất cả các hoạt động đều gắn chặt với văn hóa và chiến lược.

Văn hóa tốt, nhưng vẫn phải có chiến lược tốt đi kèm và học hỏi, điều chỉnh liên tục trên từng bước đi do tình hình bên ngoài thay đổi liên tục.

Năng lực đội ngũ, nguồn lực của doanh nghiệp cũng thay đổi liên tục. Tốt lên rất nhanh, nếu chúng ta làm đúng.

Không sợ sai, không sợ thất bại, dám nghĩ dám làm, không chỉ ở ban giám đốc mà xây dựng tới từng nhân viên, những người thực thi. Dám làm thử, sai thì sửa.

Nhân viên có sai thì có hệ thống, có cấp trên, có doanh nghiệp đỡ. Có như vậy họ mới dám đổi mới, dám sáng tạo, dám thay đổi.

Nếu chúng ta trừng phạt nhân viên khi họ sai, họ sẽ càng không dám thay đổi.

Tại CMC SISG, lãnh đạo tin đồng đội, giao quyền, và giao rõ khung quyền lực và gắn kết các cách làm tới hệ thống tư duy chung. Có như vậy đội ngũ mới triển khai nhanh và hiểu mình cần làm gì để đạt được mục tiêu chung, phối hợp nhịp nhàng.

Văn hóa minh bạch, hệ thống minh bạch tới từng chi tiết. Sự thật là trên hết, và chấp nhận sự thật dù có đắng tới cỡ nào.

Việc phân tích tìm ra sự thật sẽ là điểm cốt lõi để điều chỉnh cách làm liên tục phù hợp với hoàn cảnh cũng liên tục thay đổi.

Việc không dám nhìn vào sự thật trong một số doanh nghiệp khác có thể dẫn đến những ảo tưởng về năng lực của đội ngũ hoặc về tình hình thị trường.

Đó là những quả bom nổ chậm, những hầm chông vô hình bất kể lúc nào cũng có thể làm sập một hệ thống đã tồn tại bao nhiêu năm.

Ông Tài cùng đội ngũ CMC SISG đã xây được hệ thống vững vàng. Đó cũng chính là nguyên nhân quan trọng cho thành công của ngày hôm nay của họ.

Tại công ty, việc đào tạo nhân viên và khuyến khích nhân viên tự học được quan tâm và thống nhất về chủ trương từ trên xuống dưới.

Hệ thống phân tích minh bạch đi từ văn hóa minh bạch

Doanh nghiệp phải có hệ thống, đo lường rất nhiều thứ để phân tích điều chỉnh liên tục.

Đo đến 0,01% để điều chỉnh khi cần thiết. Việc phân tích đo lường để điều chỉnh cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp lớn. Điều này càng quan trọng khi doanh nghiệp đã lớn.

Đo lường tầm cao thì phân tích tài chính, hiệu quả hoạt động, đo lường chi tiết thì phân tích hiệu quả từng cá nhân, từng dự án đang triển khai.

Một minh chứng ấn tượng là chỉ số quay vòng vốn lưu động bình quân của CMC SISG đã từ 137 ngày (2009) giảm xuống còn 23 ngày năm 2017.

Giảm thiểu lãng phí tới từng hành động cực nhỏ và gắn chặt, làm rõ chi phí chi tiết tới từng hành động từng cá nhân, tới từng dự án để nhân viên biết điều gì cần làm, điều gì không nên làm, và không thể lừa dối.

Nhân viên đi taxi thì làm rõ đi cho dự án nào, cá nhân nào đi và theo dõi chi phí của dự án đó tới từng chi tiết nhỏ như vậy.

Qua phân tích chi tiết, CMC SISG đã điều chỉnh các hành động của mình để ngày càng hiệu quả hơn.

Họ quản lý được nhiều dự án hơn, triển khai đúng tiến độ và ngày càng nhanh hơn, dịch vụ phức tạp hơn nhưng chất lượng lại đi lên, chi phí lại giảm...

Có đạt được như vậy, họ mới ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đem lại nhiều giá trị cho khách hàng, nhân viên và các đối tác.

Một điều rất thú vị là hệ thống làm việc của công ty CMC SISG được xây dựng để không phụ thuộc vào cá nhân, không phụ thuộc cả vào cấp cao nhất.

Nhân viên phải liên tục chứng minh mình đem lại giá trị cho công ty. Thu nhập của nhân viên được chia trên hiệu quả làm việc. Không có thiết kế ra luật giới hạn thu nhập nào cả.

Đo lường hiệu quả rõ ràng nên nhân viên tự biết cần sửa điều gì, cần nâng cấp năng lực bản thân như thế nào để tăng hiệu quả.

Từ những viên gạch như văn hóa, chiến lược, hệ thống chẻ nhỏ xuống những phần nhỏ nhất thì có thể xây được mọi thứ.

"Chúng ta muốn xáo trộn như thế nào, muốn xây lớn cỡ nào đều được phát triển từ những viên gạch nhỏ xíu", ông Đặng Thế Tài chia sẻ.

Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý đang sa lầy với những sự vụ hàng ngày.

Chúng ta bận rộn với hết việc này tới việc khác, và chẳng ưu tiên cho những việc vừa quan trọng vừa có ý nghĩa lâu dài như sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa, con người, hệ thống.

Chúng ta cũng chẳng chú ý tới việc những niềm tin, cách tư duy, lời nói và hành động của mình có điểm gì cần thay đổi.

Phải chăng việc lơ là trong hôm nay những điều quan trọng và tưởng chừng ngày mai chúng ta cũng có thể làm được chính là nguyên nhân chính các doanh nghiệp hiện nay có quá ít đạt hiệu quả nghìn tỷ?

* Tác giả bài viết, ông Trần Xuân Hải là CEO của Missionizer

Theo Trần Xuân Hải

Bizlive

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/bi-kip-tang-truong-50-lan-sau-10-nam-cua-doanh-nghiep-co-doanh-thu-2000-ty-20180730174743365.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Vingroup làm 3 dự án VinCity, riêng ông trùm xây dựng Coteccons được giao 1/3 khối lượng công việc

Công ty chứng khoán HSC vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh của Coteccons.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu Coteccons tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó mảng xây dựng bất động sản nhà ở và xây trung tâm thương mại cùng giảm nhưng mảng xây dựng công nghiệp tăng vọt.

Cụ thể, doanh thu xây dựng công nghiệp tăng 235% lên 3.520 tỷ đồng và đóng góp 28% tổng doanh thu. Sự tăng trưởng vượt bậc đến từ tổ hợp VinFast và dự án Dung Quất của Hòa Phát.

Vingroup làm 3 dự án VinCity, riêng ông trùm xây dựng Coteccons được giao 1/3 khối lượng công việc - Ảnh 1.

HSC đánh giá, Coteccons có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ 3 dự án VinCity của Tập đoàn Vingroup, gồm VinCity Gia Lâm (364ha), VinCity New Sai Gon (251ha) và VinCity Tây Mỗ (280ha) với tổng cộng khoảng 200 tòa nhà.

Coteccons cho biết, gói thầu mà công ty nhận có giá trị tương đương khoảng 35% tổng khối lượng công việc cho 3 dự án này và nếu bắt đầu tiến hành xây dựng các dự án của VinCity trong năm nay, doanh thu Coteccons có thể tăng thếm 3.000-4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đây là dự án nhà ở bình dân nên tỷ suất lợi nhuận thấp, chỉ dao động từ 5-6%.

Liên quan đến thương vụ sáp nhập Ricons, HSC cho biết, quá trình này vẫn đang được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Uớc tính, chi phí cho hoạt động M&A mua cổ phần từ cổ đông thiểu số sẽ là khoảng 2.500 tỷ đồng và theo HSC, phần lớn cổ đông bao gồm cổ đông lớn nhất, Kustocem Pte. Ltd tỏ ra ủng hộ kế hoạch này. Nếu được thực hiện đúng, HSC cho rằng M&A sẽ là một nhân tố làm thay đổi cục diện một cách tích cực cho Coteccons.

Coteccons hiện là nhà thầu được ưa chuộng của các công ty phát triển BĐS lớn như Vingroup, Thảo Điền Investment và Refico. Doanh thu từ các dự án xây dựng dân dụng đóng góp khoảng 70% tổng doanh thu của CTD trong những năm qua. Do nguồn cung trên thị trường BĐS cao cấp chững lại, công ty đang mở rộng sang xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệp cũng như đầu tư vào các BĐS sinh lợi để củng cố tăng trưởng dài hạn.

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/vingroup-lam-3-du-an-vincity-rieng-ong-trum-xay-dung-coteccons-duoc-giao-1-3-khoi-luong-cong-viec-20180730140034162.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Tiêu thụ thép khu vực phía Nam tăng cao, Hòa Phát lãi hơn 4.400 tỷ sau 6 tháng

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu Hòa Phát tăng trưởng 30% và lợi nhuận tăng 27%, đạt 55% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính riêng quý 2, doanh thu và lợi nhuận Hòa Phát tăng trưởng 34% và 43% so với cùng kỳ nhớ nhóm ngành thép duy trì sản lượng bán hàng ở mức cao và ổn định.

Sau 6 tháng, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng xấp xỉ 1,1 triệu tấn, thị phần 22,2% và vẫn đứng đầu thị trường. Hòa Phát cho biết, sản lượng khu vực phía Nam tăng dần trong cơ cấu sản lượng bán hàng.

Tiêu thụ thép khu vực phía Nam tăng cao, Hòa Phát lãi hơn 4.400 tỷ sau 6 tháng - Ảnh 1.

Hòa Phát cho biết, mặt hàng thép cuộn rút dây chất lượng cao đã liên tiếp nhận được đơn đặt hàng ở trong và ngoài nước với khối lượng ngày càng lớn. Sau 6 tháng, tổng cộng đã có 116 nghìn tấn thép cuộn rút dây của Hòa Phát được tiêu thụ, trong đó 58 nghìn tấn xuất khẩu đi các thị trường Úc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, chiếm hơn 1/2 sản lượng xuất khẩu của Hòa Phát ra thị trường quốc tế.

Với sản phẩm ống thép, Hòa Phát đã cho ra thị trường 314.200 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng trưởng tới trên 60%, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 triệu USD. Công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát đã quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất ống thép cỡ đại lên 325mm, dự kiến chính thức ra sản phẩm mới vào đầu năm 2019. Đây là dự án sản xuất ống thép cỡ đại đầu tiên, duy nhất tại khu vực phía Bắc.

Về tôn mạ, dù mới ra mắt trong quý 2 vừa qua, tôn mạ màu chất lượng cao của Hòa Phát đã nhanh chóng được thị trường đón nhận tích cực. Dự kiến trong năm 2018, Hòa Phát sẽ cho ra thị trường khoảng 200 nghìn tấn tôn mạ màu, tôn mạ lạnh, tức 50% công suất thiết kế.

Nhóm sản phẩm công nghiệp khác như thiết bị phụ tùng, nội thất, điện lạnh, hoạt động ổn định và đóng góp khoảng 6% doanh thu cho Hòa Phát.

Trong lĩnh vực bất động sản, Hòa Phát đã hoàn thành dự án Mandarin Garden 2, đang bàn giao thô căn hộ cho khách hàng tự hoàn thiện nội thất, đồng thời tích cực hoàn thiện dự án chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội, nhằm bàn giao căn hộ cho khách hàng vào cuối năm nay. Điểm sáng trong mảng bất động sản 6 tháng qua chính là cho thuê hạ tầng khu công nghiệp với doanh thu, lợi thuận khả quan nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Năm 2018, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 55 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.050 tỷ đồng. Hòa Phát đang đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành toàn bộ dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất quy mô 4 triệu tấn/năm vào cuối năm 2019, trong đó dây chuyền cán thép đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động ngay trong tháng 8/2018.

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/tieu-thu-thep-khu-vuc-phia-nam-tang-cao-hoa-phat-lai-hon-4400-ty-sau-6-thang-20180730155912709.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Go-Jek tiến thêm một bước tại thị trường Việt Nam: Chính thức ra App, từ 1/8 cung cấp dịch vụ đặt xe 2 bánh và giao hàng

Go-Viet - ứng dụng công nghệ đa dịch vụ được hậu thuận bởi Go-Jek vừa thông báo sẽ chính thức ra App và cung cấp dịch vụ kết nối đặt xe hai bánh Go-Bike và giao hàng Go-Send tại các Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh (TPHCM) từ 1/8/2018.

Từ 30/7/2018, người dùng có thể tải ứng dụng này trên App Store & Google Play.

Trước đó, Go-Viet công bố thử nghiệm bằng một đội ngũ lái xe nhỏ từ ngày 18/7 và dự định ra mắt chính thức vào thagns 9/2018.

Ông Nguyễn Vũ Đức - đồng sáng lập và CEO Go-Viet chia sẻ: "Chương trình trải nghiệm phiên bản thử nghiệm Go-Viet đã diễn ra rất thành công. Chúng tôi rất vui khi nhận được nhiều đóng góp tích cực, cũng như sự hài lòng của người dùng trong những lần đầu tiên sử dụng dịch vụ. Cùng với việc mở rộng địa bàn hoạt động, ứng dụng Go-Viet đã sẵn sàng cho người dùng tải về và chúng tôi mời tất cả các khách hàng cùng tham gia sử dụng".

Go-Viet là bước đi đầu tiên trong kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Đông Nam Á của Go-Jek. Go-Viet khẳng định họ là thương hiệu được phát triển tại Việt Nam, bởi đội ngũ sáng lập người Việt với sự hiểu biết và kinh nghiệm sâu rộng về người dùng, tài xế, đối tác.

Go-Viet sẽ mang công nghệ tiêu chuẩn thế giới Go-Jek đến Việt Nam. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường Đông Nam Á, trị giá 500 triệu USD của Go-Jek tại các nước: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines. Trước khi tiến hành kế hoạch mở rộng, Go-Jek đã nhận được mức đầu tư lớn từ Google, Warburg Pincus, KKR, Tencent và Meituan-Dianping cùng một số công ty quốc tế khác.

Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/go-jek-tien-them-mot-buoc-tai-thi-truong-viet-nam-chinh-thuc-ra-app-tu-1-8-cung-cap-dich-vu-dat-xe-2-banh-va-giao-hang-20180730174809084.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

“Bóng ma” iFan ám ảnh nhà đầu tư sau khi Tổng giám đốc Sky Mining bất ngờ... đi chữa bệnh

Như ICTnews đã đưa, từ ngày 23/7, nhiều nhà đầu tư vào Sky Mining cho biết không liên hệ được với ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc công ty Sky Mining.

Công ty này đóng cửa và hàng chục triệu USD tài sản biến mất (có thông tin ước tính cả số tiền các nhà đầu tư đổ vào lên tới khoảng 800 tỷ đồng) khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng bị mất hàng tỷ đồng đã đầu tư vào đây.

Trong thực tế, công ty Sky Mining mở hợp tác xã, kêu gọi các nhà đầu tư mua máy đào tiền ảo, sau đó để máy lại cho Sky Mining khai thác và nhà đầu tư nhận tiền lãi từ việc đào tiền ảo.

Sau khi không liên hệ được với ông Tâm, các nhà đầu tư tìm đến trụ sở công ty trên đường Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận, TP.HCM) nhưng công ty này đã đóng cửa.

Ngay sau đó, các nhà đầu tư đã nộp đơn kiện lên các cơ quan chức năng ở Phú Nhuận và Củ Chi (TP.HCM) về vụ việc.

Mặc dù ngày 29/7, Tổng Giám đốc Lê Minh Tâm bất ngờ đăng video clip trấn an các nhà đầu tư, nói đang đi chữa bệnh (nhưng chữa ở đâu không rõ) và sẽ sớm trở về nhưng các nhà đầu tư vẫn đang ngồi trên đống lửa. Họ không tin và cho rằng đây có thể chỉ là chiêu trì hoãn của lãnh đạo Sky Mining.

Đáng chú ý, liên quan đến Sky Mining, gần đây các chuyên gia đã cảnh báo mô hình đa cấp máy đào tiền ảo Sky Mining nhằm huy động vốn lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Mô hình đa cấp máy đào tiền ảo Sky Mining là hình thức người dân tham gia mua các gói máy đào từ Sky Mining, đơn vị này sẽ xuất máy cho người mua và sau đó người mua ký gửi máy cho cơ sở thực hiện việc đào tiền ảo. Sau 15 - 18 tháng, khi hoàn thành chu kỳ lợi nhuận 300% so với gói đào ban đầu, nhà đầu tư sẽ trả máy lại cho Sky Mining.

Theo cam kết ban đầu, Sky Mining sẽ trả lãi mỗi ngày đối với gói 5.000 USD là 40 - 50 USD nhưng sau giảm xuống còn 10 USD/ngày.

Việc giảm mức lợi nhuận từ 300% xuống 200% chứng tỏ nhà đầu tư vào hệ thống có quá nhiều rủi ro, Sky Mining muốn điều chỉnh tăng giảm mức lợi nhuận như thế nào thì tùy họ.

Sự việc Sky Mining vỡ lở khiến cho "bóng ma" iFan – vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo với hơn 32.000 nạn nhân, số tiền lừa đảo lên tới 15.000 tỷ đồng diễn ra cách đây vài tháng lại đè nặng các nhà đầu tư vào Bitcoin.

Từ tháng 4/2018, xảy ra vụ việc hơn 32.000 người tố công ty Modern Tech đứng sau dự án phát hành tiền ảo iFan và Pincoin lừa đảo 15.000 tỷ đồng. Với những lời hứa hẹn lãi suất 48%/tháng và hồi vốn trong tối đa 4 tháng, dự án phát hành tiền ảo này đã khiến hàng chục nghìn người mắc lừa, đòi lại tiền đã đầu tư trong vô vọng.

Trong khi đó, liên tiếp trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư cần rất cẩn trọng với các giao dịch liên quan đến tiền ảo, hình thức đầu tư giống như với iFan.

"Kiếm được tiền từ tiền ảo không dễ dàng. Nếu các nhà đầu tư bị mất trắng thì vụ Sky Mining thực sự là một bài học đau đớn tiếp theo sau iFan, là lời cảnh tỉnh đối với bất kỳ ai đang ham lợi, dễ bị "mờ mắt" với lãi suất khủng lên tới 200 - 300% của các chủ đường dây huy động góp vốn kinh doanh tiền ảo", anh Nguyễn Huy, một dân đào Bitcoin lâu năm tại Hà Nội nhận định.

Một nhà đầu tư khác chia sẻ với ICTnews, việc đầu tư vào tiền ảo rủi ro cực lớn do hiện nay tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Do đó, những nhà đầu tư đã rót vốn vào Sky Mining cũng phải xác định nguy cơ rủi ro đang xảy ra với họ rất cao.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã lên tiếng khuyến cáo tiền ảo chưa phải là một tài sản được pháp luật thừa nhận tại Việt Nam và mọi giao dịch tiền ảo, kể cả giao dịch không phạm pháp cũng không được pháp luật bảo vệ.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

Theo PV

ICTNews

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/bong-ma-ifan-am-anh-nha-dau-tu-sau-khi-tong-giam-doc-sky-mining-bat-ngo-di-chua-benh-20180730170206115.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Không phải Viettel, đây mới là tập đoàn trong nước có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 (VNR 500), Samsung - một doanh nghiệp FDI trở thành doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Xếp sau Công ty điện tử Samsung Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Hiện tại, EVN đang là tập đoàn lớn nhất Việt Nam, nếu không tính tới doanh nghiệp FDI như Samsung. Ngày 23/7 vừa qua, tập đoàn này vừa gửi báo cáo cập nhật trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, tổng doanh thu năm 2017 của EVN đạt 300.045 tỷ đồng. Con số này lớn hơn nhiều của PVN (271.404 tỷ đồng) và Viettel (249.300 tỷ đồng).

 Không phải Viettel, đây mới là tập đoàn trong nước có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Tuy nhiên, về lợi nhuận trước thuế, EVN chỉ đạt 8.145 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với PVN và Viettel. Mức lợi nhuận trước thuế mới cập nhật ngày 23/7 đã cao hơn khoảng 1.500 tỷ đồng so với số liệu trước đó. Thậm chí, lợi nhuận của EVN đã tăng tới 58% so với năm 2016, thời điểm EVN đứng thứ tư trong bảng xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Mặc dù có lợi nhuận cao nhất trong 3 tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn tụt xuống vị trí thứ ba sau 9 năm đứng hạng nhất. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của PVN là 48.220 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2016.

Ít hơn khoảng 4.000 tỷ đồng là mức mức lợi nhuận của Viettel. Theo tập đoàn này, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 43.936 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài đang phát triển tốt với 8/10 thị trường đã có lãi.

Trái ngược với tình hình kinh doanh khả quan trên thị trường quốc tế của Viettel, PVN đang gặp một số vấn đề với các dự án ở ngoài nước. Theo PVN, 2017 là "năm khó khăn nhất" trong hơn 42 năm xây dựng và phát triển của Tập đoàn. Ngoài yếu tố giá dầu suy giảm kéo dài, lĩnh vực cốt lõi là thăm dò, khai thác khó khăn, kéo theo các lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị dầu khí sụt giảm…, đặc biệt là nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với ngành Dầu khí chưa được tháo gỡ, đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực hoạt động của PVN.

Báo cáo giám sát năm 2016 của Quốc hội chỉ ra rằng, số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của PVN lên đến 6,687 tỷ USD, gấp 3 lần Viettel. Tuy nhiên, hiệu quả một số dự án của PVN không cao.

Trong khi đó, Viettel lại là doanh nghiệp duy nhất cho đến nay đạt doanh thu tỷ USD từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, dù số vốn nhỏ hơn PVN. Theo Báo cáo tài chính của Viettel Global (đơn vị chuyên đảm trách mảng đầu tư quốc tế của Viettel), doanh thu năm 2017 đã đạt hơn 19.000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong 1,3 tỷ USD tổng doanh thu từ nước ngoài của Viettel.

Theo An Bình

Trí Thức Trẻ

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/khong-phai-viettel-day-moi-la-tap-doan-trong-nuoc-co-loi-nhuan-lon-nhat-viet-nam-20180730165816397.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Khó khăn tới mức Lotte sắp phải bán nốt các trung tâm thương mại ở Trung Quốc

Từ khoảng hơn 1 năm nay, tập đoàn Lotte đang hứng chịu những tổn thất to lớn do căng thẳng chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Kết quả là, hiện họ đang cân nhắc bán một vài trung tâm thương mại tại đây - bước đi đẩy nhanh tiến trình rút lui hoàn toàn khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 

Việc bán một vài trong số 5 trung tâm mua sắm là lựa chọn đang được xem xét ở đây. Lotte Confectionery mảng kinh doanh hiện có 3 nhà máy tại Trung Quốc cũng đang xem xét lại hoạt động kinh doanh tại đây. 

Không chỉ Lotte, tập đoàn Hyundai cũng chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc. 

Doanh thu mảng trung tâm thương mại tại Trung Quốc của Lotte giảm 22% xuống còn 76 tỷ won (tương đương 68 triệu USD) trong năm 2017, dẫn đến khoản thua lỗ hơn 70 tỷ won. 

Lotte là nhà bán lẻ khổng lồ Hàn Quốc. Trước đó họ đã đồng ý bán hầu hết các chuỗi siêu thị tại Trung Quốc khi thua lỗ ngày một tăng cao. Lotte cũng trải qua khó khăn ở quê nhà khi người tiêu dùng Trung Quốc ít ghé thăm các khách sạn và cửa hàng miễn thuế của họ ở Hàn Quốc hơn. Tập đoàn này cũng có vài dự án công viên chủ đề và mảng kinh doanh dược ở đây, tất cả đều đang gặp khó khăn. 

Lotte là một trong những tập đoàn chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi căng thẳng chính trị giữa 2 quốc gia bùng phát bởi tập đoàn này đã đồng ý cung cấp một sân golf cho chính phủ Hàn Quốc làm địa bàn cho hệ thống Thaad. Tuần trước, Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon đã yêu cầu người đồng cấp ở Trung Quốc là bộ trưởng Liu Kun giải quyết khó khăn mà các công ty Hàn Quốc đang gặp phải tại đây. 

Phương Linh

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/kho-khan-toi-muc-lotte-sap-phai-ban-not-cac-trung-tam-thuong-mai-o-trung-quoc-20180730140056678.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Anthony Tan của Grab: Từ thiếu gia “ngậm thìa vàng” đến ông chủ ứng dụng tỷ đô

Grab vừa khai trương trụ sở mới sang trọng tại Marina One West, Singapore. Trụ sở gồm 2 tầng với view nhìn ra khu vực cảng Tanjong Pagar đắt giá, là cột mốc cho thấy startup Grab của Anthony Tan đã đi được bao xa kể từ ngày đầu thành lập trong một nhà kho bé nhỏ tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Mới ra đời gần 6 năm, Grab tỏ ra không “ngán” một đối thủ nào, thậm chí còn khiến Uber phải chùn bước tại sân nhà. Grab hiện là startup công nghệ giá trị nhất Đông Nam Á khi được định giá hơn 10 tỷ USD, giúp cho nhà đồng sáng lập Tan trở thành triệu phú với tài sản khoảng 300 triệu USD theo ước tính của Forbes.

Với dân số khoảng 660 triệu người, Đông Nam Á từ lâu được xem là thị trường lớn tiếp theo của các hãng công nghệ. Chỉ riêng mảng dịch vụ gọi xe đã được đự đoán có giá trị 20 tỷ USD đến năm 2025, theo báo cáo Kinh tế Internet Đông Nam Á của Google và Temasek công bố tháng 12/2017.

Ngày nay, Grab hoạt động tại 225 thành phố trên 8 nước với hơn 100 triệu lượt tải. Khởi đầu là ứng dụng gọi xe taxi giúp hành khách và tài xế an toàn, ứng dụng đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ: đặt xe riêng, đi chung xe đạp, xe buýt công cộng và giao hàng, thực phẩm, đồ tạp hóa . Để gắn kết tất cả dịch vụ, công ty ra mắt công cụ thanh toán GrabPay năm 2016, giúp việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn và cho phép người dùng ứng dụng sử dụng điểm để mua các dịch vụ khác. Dự kiến, Grab có thể đem về 1 tỷ USD doanh thu năm 2018.

CEO Anthony Tan có phong thái ấm áp, dễ tiếp cận nhưng kỳ thực, anh chính là con cháu trong một gia đình Malaysia xuất chúng. Tan Hooi Ling, đồng sáng lập Grab, gặp Anthony trong một sự kiện của Harvard. Cô nhận xét Anthony là người hướng ngoại, ăn mặc chỉn chu và biết tất cả những người nên biết trong phòng.

Anthony Tan là con út trong gia đình Tan Heng Chew, Chủ tịch Tan Chong Motor, công ty lắp ráp và phân phối xe Nissan tại Đông Nam Á. Cha của anh tin vào việc dạy dỗ nghiêm khắc nên Tan đã làm việc tại dây chuyền lắp ráp và được theo cha đến các cuộc họp với những ông chủ liên đoàn khó tính, giúp anh được tiếp xúc với một thế giới khác. Nhờ đó, dù là con nhà giàu có, Anthony lại gây ấn tượng nhờ tinh thần làm việc. Đối với Tan Hooi Ling, Anthony là “một trong những người chăm chỉ nhất tôi từng gặp bất chấp lợi thế không nhỏ từ gia đình”. Foo Jixun, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm GGV, đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn Series B trị giá 15 triệu USD của Grab, lại nhìn thấy ở Tan đam mê thú vị dù anh sinh ra đã “ngậm thìa bạc trong miệng”.

Ý tưởng về Grab (tên gốc là MyTeksi) nảy ra khi hai sinh viên họ Tan ngồi cạnh nhau trong lớp học MBA. Nếu như các dịch vụ gọi xe như Uber hay Didi Chuxing tập trung vào kết nối cung - cầu giữa hành khách và tài xế, Anthony và Hooi Ling lại nghĩ khác: cải thiện an toàn. Giới taxi Malaysia thời điểm ấy mất uy tín vì một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Hiểu được nguy cơ khi đi một mình trong khu vực, Grab cho phép khách hàng chia sẻ hành trình chuyến đi theo thời gian thực.

Theo Du Lâm

ICTNews

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/anthony-tan-cua-grab-tu-thieu-gia-ngam-thia-vang-den-ong-chu-ung-dung-ty-do-20180730151036037.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

CEO 500 Startups: Tất cả người sáng lập thành công đều có hai điểm chung

Christine Tsai có rất nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty khởi nghiệp và điều đó giúp cô có khá nhiều hiểu biết về những yếu tố giúp các doanh nhân thành công.

Tsai là người đồng sáng lập 500 Startups, một công ty liên doanh khá nổi tiếng tại Silicon Valley và đây cũng là một công ty chuyên về khởi nghiệp.

Từ tháng 8/2017, Tsai đã trở thành CEO của 500 Startups, sau khi Dave McClure, người đồng sáng lập cùng cô dính đến những cáo buộc về quấy rối tình dục và buộc phải rời vị trí này.

Ra mắt vào năm 2010, 500 Startups đã giúp lên kế hoạch cho hàng trăm công ty và đã đầu tư vào tổng cộng hơn 2.000 công ty khởi nghiệp, bao gồm cả Twilio, công ty đã niêm yết vào năm 2016.

Trong suốt 8 năm qua, Tsai đã tiếp xúc và có cái nhìn cận cảnh về rất nhiều người sáng lập. Cô quan sát cách họ lên ý tưởng, kế hoạch cho doanh nghiệp, những thành công, thất bại và những gì họ muốn cũng như không muốn khi trở thành doanh nhân.

Cuối cùng, cô đúc rút ra rằng, những người sáng lập thành công thường có hai đặc điểm chính: Họ luôn biết lắng nghe và rất nhanh nhạy, Tsai chia sẻ trong bài phỏng vấn với Business Insider.

Lắng nghe là một trong những chìa khóa để thành công

CEO 500 Startups: Tất cả người sáng lập thành công đều có hai điểm chung - Ảnh 1.
 Trong số các công ty khởi nghiệp mà Tsai từng làm việc chung có Bombfell, một công ty bán lẻ quần áo trực tuyến. Ảnh: 500 Startups.

Tsai cho biết mọi người thường mặc định hình ảnh của các doanh nhân thành công là kiểu người như cựu CEO Apple Steve Jobs - "không nghe bất cứ ai, tôi luôn luôn đúng". Nhưng thực tế những người sáng lập kiểu này thường không thành công, cô nói.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nhân thành công cần phải cực kỳ thân thiện hay đồng ý với mọi đề xuất được đưa ra cho họ, Tsai nói. Điều quan trọng là họ cần phải cởi mở để lắng nghe các đề xuất.

"Họ lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, từ nhân viên và nhà đầu tư", cô nói.

Nhanh nhạy cũng rất quan trọng

Những người sáng lập thành công cũng rất nhanh chóng thay đổi, cho dù là tung ra sản phẩm mới, đưa ra những chiến lược mới hay học hỏi từ những sai lầm, Tsai nói.

500 Startups gặp gỡ thường xuyên với những người sáng lập công ty trong danh mục đầu tư của mình để kiểm tra cách thức các công ty của họ đang triển khai và những những chiến lược họ đưa ra để gọi vốn hiệu quả, cô cho biết.

"Sẽ luôn luôn là một dấu hiệu xấu nếu họ nói rằng họ sẽ làm một điều gì đó, nhưng sau đó một tuần, hai tuần, họ vẫn chưa làm điều đó", cô nói thêm.

Các doanh nhân thành công phải cẩn thận để không gặp phải những rủi ro hoặc sơ sẩy. Nhưng họ cũng phải tránh những thứ khuôn mẫu và cẩn trọng quá mức.

"Tất nhiên, điều đó cần một sự cân bằng rất tốt", Tsai nói.

Nhưng những người sáng lập thành công luôn hiểu rất nhanh rằng họ phải tiến lên phía trước càng nhanh càng tốt.

"Bạn có một khe rất hẹp về mặt thời gian hoặc tiền mặt", cô nói.

Điều quan trọng là phải biết rõ về nhiệm vụ phía trước

CEO 500 Startups: Tất cả người sáng lập thành công đều có hai điểm chung - Ảnh 2.
 CEO Twilio Jeff Lawson tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào ngày giao dịch đầu tiên của công ty vào năm 2016. Twilio là một trong những công ty nổi bật nhất nhận được hỗ trợ từ 500 Startups. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters. 

Tsai cũng đưa ra một số lời khuyên cho các doanh nhân tiềm năng là hãy hiểu những gì bạn đang nhận được.

Chương trình truyền hình và các tin tức có xu hướng lãng mạn hóa cuộc sống của những người sáng lập các startup, đặc biệt là những người thành công. Nhưng việc thành lập và điều hành một startup thì thường không dễ dàng như vậy, cô nói.

Hầu hết các startup đều thất bại. Nhiều doanh nhân đã bỏ một công việc ổn định, lương cao cho để theo đuổi công việc kinh doanh không chắc chắn, cô đơn và căng thẳng.

Và phần thưởng - nếu có - thường chỉ đến sau rất nhiều năm làm việc vất vả.

"Thật là đáng tiếc... khởi nghiệp thực sự rất khó. Tôi chắc chắn sẽ cảnh báo [doanh nhân] về điều đó", cô khẳng định.

Theo Kiều Châu

Bizlive

Let's block ads! (Why?)



from Kinh Te Viet Nam http://cafebiz.vn/ceo-500-startups-tat-ca-nguoi-sang-lap-thanh-cong-deu-co-hai-diem-chung-20180730134318709.chn
via CafeBiz and Tuoi Tre

Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm thực, thuộc top food-blogger hàng đầu Việt Nam https://t.co/nXUk3jHj29 https://t.co/ftLxqqyDZg

NganSon vừa đề nghị ThuHuong đăng một tweet mới: Admin đứng sau fanpage “Yêu Bếp” với hơn 1,3 triệu thành viên: Từ họa sĩ chuyển sang ẩm...